Danh mục

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Thông Nhựa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.00 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây gỗ lớn, cao tới 20-25(35)m, chiều cao dưới cành 1520(-25)m, đường kính thân 4050(-70)cm chiều cao dưới cành. Vỏ dày màu nâu xám ở phía gốc, màu đỏ nhạt ở phía trên. Những cành lớn ở phía dưới thường gần nằm ngang; nhưng những cành ở phía trên mọc chếch. Lá hình kim, họp thành từng đôi, dài 15-25cm, mảnh, thô, cứng, màu xanh thẫm, gốc lá hình ống, có bẹ dài 1-2cm, sống dai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Thông Nhựa THÔNG NHỰA Pinus merkusii Jungh& de Vriese, 1845 Tên khoa học: Pinus sumatra Jungh., 1840; Pinus merkusiana Cooling & Gaussen, 1970 Tên khác: Thông 2 lá, thông bắc bộ, thông yên lập, thông hoàng mai H ọ: Thông – Pinaceae Tên thương phẩm: Merkus pine, gum rosin tall oil, turpentine oil, colophan.Hình thái Cây gỗ lớn, cao tới 20-25(-35)m, chiều cao dưới cành 15-20(-25)m, đường kính thân 40-50(-70)cm chiều cao dưới cành.Vỏ dày màu nâu xám ở phía gốc,màu đỏ nhạt ở phía trên. Nhữngcành lớn ở phía dưới thường gầnnằm ngang; nhưng những cành ởphía trên mọc chếch. Lá hình kim,họp thành từng đôi, dài 15-25cm,mảnh, thô, cứng, màu xanh thẫm,gốc lá hình ống, có bẹ dài 1-2cm,sống dai. Mặt cắt ngang lá có 2-3ống nhựa ở giữa hoặc ở phíatrong thịt lá. Nón mọc đơn độc hoặc thànhtừng đôi, hình trứng thuôn, dài 5-11cm, gần như không cuống. Vẩyở quả nón non năm thứ nhất Thông nhựa - Pinus merkusii Jungh& de Vriesekhông có gai. Đến năm thứ hai 1- Dáng cây; 2- Cành mang lá và nón; 3- Lá; 4. Nón đã chín khôquả nón có dạng hình trứng thuônhoặc hình trụ. Mặt vẩy hình thoi,cạnh sắc, mép trên dày và hơi lồi, phía dưới hơi dẹt, có 2 gờ ngang và dọc đi qua giữa. Hạtnhỏ, hình trái xoan hơi dẹt, có cánh dài 1,5-2,5cm.Các thông tin khác về thực vật Thông nhựa là loài có biên độ sinh thái rộng, nên rất đa dạng. Các dạng thông nhựa phânbố tự nhiên ở nước ta, ở các khu vực lục địa châu Á và Philippin có sự sai khác chút ít so vớicác dạng thông nhựa phân bố tại Sumatra (Indonesia). Cây non có lá kim mảnh và dài hơn, nónhình trụ nhỏ hơn và hạt có khối lượng lớn hơn (gần gấp đôi). Trong chi Thông (Pinus) thì thông nhựa (P. merkusii) là loài duy nhất gặp phân bố tự nhiênở phía Nam bán cầu. Tại Sumatra (Indonesia) đã xác định có 3 dạng thông nhựa là: “Aceh”, “Tapanuli” và“Kerinci”. Chúng khác nhau về hình thái thân cây, cách phân cành, hình thái vỏ cây, thành phầncủa nhựa dầu và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, đặc biệt là với sâu Milionia basalis.Phân bốViệt Nam: Thông nhựa phân bố từ Bắc vào Nam: Quảng Ninh, SơnLa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông,Lâm Đồng.Thế giới: Vùng phân bố của thông nhựa khá rộng, từ miền NamTrung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Phillippin đếnIndonesia và miền Đông Myanmar.Đặc điểm sinh học Trong tự nhiên, có thể gặp thông nhựa mọc trong nhiềuloại hình rừng (thông nhựa thuần loại, thông nhựa hỗn giaovới thông 3 lá, thông nhựa hỗn giao với cây lá rộng…). Trongrừng hỗn giao thông nhựa và thông 3 lá ở Tây Nguyên, cànglên cao số cá thể của thông nhựa càng giảm, nhưng số lượngcá thể thông 3 lá lại tăng dần. Ở Lâm Đồng, thông nhựa chỉphân bố tự nhiên trên độ cao từ 600m đến 1.000m, với nhiệt Phân bố của thông nhựađộ trung bình năm 21-280C (nhiệt độ trung bình tháng lạnh ở Việt Namnhất khoảng 180C), tổng lượng mưa hàng năm (1.000-)1.500-2.500(-3.500)mm và phân bố không đều theo mùa. Thông nhựa là loài cây ưa sáng, và chịuhạn. Cây sinh trưởng trên cả đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, dễ thoát nước; đất phong hoá từ đá mẹsa thạch, sa phiến thạch. Tuy vậy, thông nhựa cũng có thể mọc trên đất đồi núi trọc, cằn cỗi,sỏi đá, nghèo kiệt, khô hạn. Cây thích ứng với các loại đất chua (pH(3,5-)4-5). Giai đoạn non (1-5 tuổi) cây sinh trưởng rất chậm và ưa bóng; nhưng sau đó lại trở thànhcây ưa sáng. Khi đạt 14-15 tuổi, cây cao (4-)5,5-6,5(-8)m và có đường kính thân (6-)7-8(-15)cm. Trong vòng 14-15 năm tuổi, tăng trưởng chiều cao trung bình năm 0,3-0,6m và đườngkính 0,5-0,6cm. Sau giai đoạn này, cây sinh trưởng nhanh hơn và đến thời kỳ 35-40 năm tuổi,thông nhựa gần như ngừng tăng trưởng theo chiều cao. Khoảng 10 tuổi, thông nhựa bắt đầu ra nón. Ở điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta, thôngnhựa thường ra nón vào tháng 5-6 và chín vào tháng 8-10 năm sau.Công dụngThành phần hoá học: Trong nhựa thông, colophan (tùng hương) chiếm tỷ lệ lớn nhất (60-80%), tiếp đến là tinhdầu (16-35%). Colophan thường cứng, giòn, màu vàng nhạt, bóng; không tan trong nước;nhưng có thể tan dễ dàng trong cồn, ether, chloroform, tinh dầu và một phần trong benzen.Thành phần chính của colophan là các acid nhựa: acid palustric (38%), acid isopimaric (15%),acid abietic (16%), acid merkusic (10%), acid sandaracopimaric (10%), acid denhydro-abietic(8%), acid neo-abietic (3%). Tinh dầu thông là một hỗn hợp phức tạp, trong đó chủ yếu là cáchợp chất terpen hydrocarbon, nhiều nhất là các nhóm chất α-pinen + β-pinen (65-70%), ∆-3-caren (10-18%), camphor (2-3%), limonen (4-6%), myrcen và longifolen…Công dụng: Thông nhựa là nguồn cung cấp tùng hương (colophan) v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: