Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Trẩu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Trẩu TRẨU Vernicia montana Lour., 1790 Tên đồng nghĩa: Dryandra vernicia Corr., 1806; Aleurites cordata auct., non (Thunb.) Br. ex Steud., 1841; Aleurites vernicia Hassk, 1842; Aleurites montana (Lour.) E. H. Hemsl., 1906; Aleurites montana (Lour.) Wilson, 1913. Tên khác: Trẩu nhăn, trẩu ba hạt, trẩu núi, trẩu ta, trẩu vietnam, trẩu bắc bộ, trẩu cao, trẩu nghìn năm, dầu sơn, vong tong, co cao, mạy bo, mạy trẩu (Tày). H ọ: Thầu dầu – Euphorbiaceae Tên thương phẩm: Wood-oil tree, abrasin-oil tree, mu treeHình thái Cây gỗ nhỏ hay trung bình, đơntính cùng gốc (rất ít khi gặp khác gốc),rụng lá về mùa khô; thân thẳng, tròn,cao 5-15m; cành non không có lông, lỗbì rõ; vỏ ngoài màu xám, thịt vỏ màuhồng, có nhựa mủ trong. Lá mọc so le;phiến lá nguyên hoặc chia 3-5 thuỳ, kẽgiữa các thuỳ có tuyến dạng cốc; đầu cómũi nhọn ngắn; gốc hình tim, gần trònhoặc bằng; cuống lá dài 7-20cm, phíađỉnh có 2 tuyến. Cụm hoa chùm hoặc chuỳ mọc ởđầu cành, thường cụm hoa đực và cáiriêng biệt; đôi khi cũng gặp một vài cụmmang cả hoa đực và cái. Hoa đực cóđài hợp, chia 2-3 thuỳ; cánh tràng 5,màu trắng hay hồng nhạt, đĩa mật khárõ; nhị 8-10(-14) xếp thành 2 vòng, chỉnhị dính ở phía dưới thành ống. Hoa cáicó đài và tràng tương tự như ở hoa đực; Trẩu - Vernicia montana Lour.bầu 3 ô, mỗi ô 1 noãn; vòi nhuỵ 3, dính 1- Cành mang là và cụm hoa; 2- Quảnhau ở gốc và có lông. Quả gần hình cầu, đường kính 3-5cm, có 3 gờ dọc nổi rõ, vỏ ngoài nhăn nheo với nhữnggờ có dạng mạng lưới; khi chín nứt thành 3 mảnh, mỗi mảnh chứa 1 hạt (rất ít khi có 4-5 mảnhvới 4-5 hạt). Hạt màu nâu xám, nhân chứa nhiều dầu.Các thông tin khác về thực vật Trầu (Vernicia) là một chi nhỏ, với 3 loài. Ở nước ta có 2 loài: trẩu (Vernicia montana) vàtrẩu trơn (Vernicia fordii (Hemsl.) Airy Shaw). Loài thứ ba (Vernicia cordata (Thunb.) Airy Shawphân bố tại Nhật Bản. Trẩu là loài rất đa dạng về hình thái, đặc biệt là hình dạngthân, tán cây, phiến lá, cụm hoa, quả, hạt, tỷ lệ nhân cũngnhư hàm lượng dầu trong hạt. Song những nghiên cứu vềvấn đề này ở nước ta đến nay vẫn còn ít được quan tâm. Tại Indonesia hiện đã xác định được 2 dạng (Form.) chủyếu: - Dạng trẩu đông dương: Sinh trưởng nhanh, thân thẳng,cao và thường phân cành tạo thành nhiều tầng (2-5 tầng).Cây đơn tính cùng gốc, có cây cụm hoa đực chiếm phần lớn, cócây cụm hoa cái lại chiếm ưu thế; đôi khi trên một cụm hoa cócả hoa đực và hoa cái. - Dạng trẩu trung quốc: Cây gỗ nhỏ hoặc bụi, thường sinhtrưởng chậm, hoa đơn tính khác gốc.Phân bốViệt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, QuảngNinh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lao Cai, Lai Châu, Phân bố của trẩu ở Việt NamĐiện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình,Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Lâm Đồng, Tây Ninh.Thế giới: Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Myanmar. Hiện đã được đưa trồng ở nhiều nước nhiệt đới:Indonesia, Madagascar và Malawi.Đặc điểm sinh học Cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố tại các khu vực nằm trong vùng từ 100 (Tây Ninh,Lâm Đồng - Việt Nam) đến 270 vĩ Bắc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam - Trung Quốc). Ởnước ta, trẩu có thể sinh trưởng từ vùng thấp đến các vùng núi cao 1.000 (-1.200)m. Cây ưasáng và ẩm; có khả năng chịu hạn tốt. Có thể chịu được nhiệt độ tối cao tới 420C (thị xã LaiChâu cũ) hoặc nhiệt độ tối thấp 00C, thậm chí tới -50C (Mộc Châu - Sơn La, đèo Lêa - CaoBằng). Trẩu mọc tự nhiên hoặc được trồng ở các khu vực có lượng mưa hàng năm từ1.000mm đến 3.000mm. Cây ưa điều kiện địa hình bằng phẳng hoặc dốc nhẹ, khuất gió và cóđộ ẩm không khí tương đối cao (>80%). Thường gặp trẩu trên đât ẩm, thoát nước tốt, với độchua và độ kiềm nhẹ; phong hoá trên phiến thạch, sa phiến thạch, đá vôi, đá bazan… Cây sinhtrưởng tốt trên các nương rẫy cũ, các vùng đất phong hoá từ đá vôi. Ở Tuyên Quang gặp trẩutái sinh cùng với bồ đề (Styrax tonkinensis) sau nương rẫy tạo thành một loại hình thực bì kháđặc biệt. Trẩu sinh trưởng nhanh, ở điều kiện thích hợp cây 3 tuổi có cao 4-5m. Cây bắt đầu ra hoa,kết quả ở giai đoạn sau 6-7 năm tuổi. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả chín tháng 9-10. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Tuổi thọ củacây khoảng 35-50 năm hoặc lâu hơn, tuỳ thuộc điều kiện môi trường sống và chế độ canh tác. Những nghiên cứu của các nhà thực vật Pháp trước đây (Borel, A.L, 1942; Bonelli, F.,1942; Billaux, F. M et al, 1950) và những dẫn liệu đã thu được của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ hoacái hoặc hoa đực trên mỗi cá thể không chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của cây giống màcòn biến đổi dưới tác độn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu nông nghiệp kỹ thuật trồng trọt kỹ thuật nuôi trồng kinh nghiệm trồng trọt tài liệu trồng trọtGợi ý tài liệu liên quan:
-
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG VII SINH VẬT ĐỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
5 trang 103 0 0 -
6 trang 102 0 0
-
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 67 0 0 -
Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
70 trang 59 0 0 -
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 57 0 0 -
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
10 trang 52 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng phân tích chất lượng nông sản bằng kỹ thuật điều chỉnh nhiệt p4
10 trang 51 0 0 -
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 51 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 50 0 0 -
8 trang 48 0 0
-
4 trang 47 0 0
-
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 43 0 0 -
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng khuôn gỗ
2 trang 41 0 0 -
THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
4 trang 38 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 37 0 0 -
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tra trong ao
4 trang 36 0 0 -
5 trang 36 1 0
-
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 35 0 0 -
2 trang 35 0 0
-
BÙ LẠCH (BỌ TRĨ) - Rice Thrips
2 trang 35 0 0