Danh mục

Tại sao gọi là FED mà không gọi là Central Bank

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 258.92 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đa phần, Chính phủ các nước trên thế giới sử dụng cụm từ “Central Bank” (Ngân hàng Trung ương), còn lại sử dụng cụm từ “Federal Reserve” (Dự trữ Liên bang) như Cục Dự trữ liên bang Mỹ – FED, hay “Reserve Bank” (Ngân hàng dự trữ) chẳng hạn như: Úc (Reserve of Australia), New Zealand (Reserve Bank of New Zealand), Ấn Độ (Reserve Bank of India)… Mặc dù, về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ của Central Bank giống như FED hay Reserve Bank, nhưng giữa Central Bank và FED vẫn có những điểm khác nhau khá lớn,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tại sao gọi là FED mà không gọi là Central Bank Tại sao gọi là FED mà không gọi là Central BankĐa phần, Chính phủ các nước trên thế giới sử dụng cụm từ “Central Bank” (Ngânhàng Trung ương), còn lại sử dụng cụm từ “Federal Reserve” (Dự trữ Liên bang)như Cục Dự trữ liên bang Mỹ – FED, hay “Reserve Bank” (Ngân hàng dự trữ)chẳng hạn như: Úc (Reserve Bank of Australia), New Zealand (Reserve Bank ofNew Zealand), Ấn Độ (Reserve Bank of India)…Mặc dù, về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ của Central Bank giống như FED hayReserve Bank, nhưng giữa Central Bank và FED vẫn có những điểm khác nhaukhá lớn, tùy thuộc vào tính chất “sở hữu về vốn” và sự lựa chọn “mô hình” mà cácquốc gia áp dụng. Bài viết này không đi sâu so sánh bất cứ vấn đề gì giữa CentralBank và FED hay Reserve Bank, mà chỉ tóm lược một vài sự kiện quan trọng, tạonên cái gọi là FED Hoa Kỳ, và các cuộc khủng hoảng tài chính do các thế lực tàiphiệt quốc tế gây ra, để làm căn cứ cho bạn đọc tự so sánh, tìm hiểu.1. Hội nghị Trà Boston – Giọt nước tràn lyNhư chúng ta đã biết, Hoa Kỳ vốn là thuộc địa của Anh cho đến năm 1774, đểphản đối chính sách thuế của Anh đánh vào Trà (tea tax), một hội nghị trà đượcđược tổ chức tại Boston (Boston Tea Party). Nhân dịp này, nhiều người Mỹ đónggiả người da đỏ nhảy lên tàu chở trà của Anh khiêu chiến và ném các thùng tràxuống biển. Hành động đó đã bị chính quyền cai trị Anh đàn áp. Để chống trả,phía Mỹ đã thành lập các đội quân chiến đấu chống lại quân đội Anh. Nhân sựkiện này, vào năm 1774, ông Benjamin Franklin đã đứng ra triệu tập một Hội nghịở Philadelphia để đưa ra chính sách về quyền của người Mỹ được đóng thuế.Trong đó ông Benjamin nhấn mạnh: “Nếu như ngân hàng Anh không tước đoạtquyền phát hành tiền tệ của xứ thuộc địa (tức nước Mỹ) thì người dân của xứ nàysẽ vui vẻ đóng các khoản thuế trà và các sản phẩm khác… và nó trở thành nguyênnhân chủ yếu gây ra cuộc chiến tranh độc lập của Mỹ”. Sau đó, với sự chiến thắngvang dội của đoàn quân Massachusetts, Hội nghị đã cho ra Bản tuyên ngôn độc lậpngày 4/7/1776 và dưới sự lãnh đạo tài tình của Tướng George Washington, quânđội Mỹ đánh thắng quân đội Anh vào năm 1781, theo Hiệp ước Versailles, năm1785 Anh quốc chính thức công nhận độc lập cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tạithời điểm này, vai trò và tầm ảnh hưởng của ông Benjamin Franklin được xếp sauTướng George Washington. Ông Benjamin được coi là người cha lập quốc củanước Mỹ, ông là người duy nhất ký tên vào 4 tài liệu chính thức về việc thành lậpHợp chủng quốc Hoa Kỳ đó là: Tuyên ngôn độc lập, Hiệp ước Paris, Hiệp ước liênminh với Pháp, Hiến pháp Mỹ.Quay lại Hội nghị trà Boston, người ta coi Hội nghị tiệc trà Boston như là giọtnước tràn ly, đưa cuộc cách mạng Mỹ đến thắng lợi, trong đó hệ thống tài chính -tiền tệ Hoa Kỳ bắt đầu có những bước thay đổi. Cụ thể: dưới thời thuộc địa Anh,vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, in ấn và phát hành tiền do Anh quốc thựchiện. Sau độc lập, vấn đề điều hành chính sách tiền tệ và in ấn phát hành tiền doHoa Kỳ đảm nhận. Tuy nhiên, dưới sức ép của các nhà tài phiệt châu Âu chủ yếulà Anh, Pháp, Đức, Italia và các nhà tài phiệt Ngân hàng Hoa Kỳ, hệ thống ngânhàng Mỹ, đặc biệt là vị trí của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bị các thế lực tàiphiệt biến thể liên tục theo hướng NHTW tư hữu, đúng như mô hình NHTW tưhữu Anh quốc. Nói đúng hơn là NHTW Hoa Kỳ đã trải qua các cuộc chiến “đẫmmáu” nhằm xác lập tính chất “sở hữu” của NHTW thuộc về ai: Chính phủ hay cácnhà tài phiệt tư nhân. Trong đó, tên gọi (nguồn gốc của FED) diễn biến như sau: từ1791-1811, có tên gọi là “First Bank of the United States” (học theo mô hình ngânhàng Anh quốc) do Tổng thống Washington ký thành lập và có hiệu lực trongvòng 20 năm. Trong đó, các nhà tài phiệt tư nhân Hoa Kỳ như J.P Morgan,Rockefeller và Gia tộc Rothschild chiếm 80% cổ phần, Chính phủ Hoa Kỳ chỉnắm giữ 20%. Năm 1811-1816, không có Central Bank; năm 1816-1836, là“Second Bank of the United States”, trong đó, các nhà tài phiệt Hoa Kỳ và Gia tộcRothschild tiếp tục nắm giữ 80% cổ phần, còn Chính phủ Hoa Kỳ chỉ nắm giữ20%. Từ năm 1837-1862, là Free Bank Era; từ 1846-1921, là IndependentTreasury System; từ 1863-1913, là National Banks; từ 1913 - đến nay là FederalReserve System, tức FED ngày nay. Như vậy, tên gọi của FED liên tục được thayđổi qua các thời kỳ, trong đó có những giai đoạn xuất hiện cùng lúc ba loại hình:Free Bank Era, Independent Treasury System, National Banks… Mãi đến năm1913, mới chính thức có tên gọi là “Hệ thống dự trữ liên bang” (FED). Tại saovậy, câu chuyện bí mật đảo JekyII là một phần của lịch sử FED.2. Bí mật đảo JekyII – Nơi sản sinh ra Federal Reserve (FED)Để cải tổ và vực dậy nền tài chính Hoa Kỳ sau cuộc đại khủng hoảng tài chính xảyra tại Mỹ năm 1907, năm 1908, Tổng thống Theodore Roosevelt (1901-1909) là vịTổng thống thứ 26 của Mỹ quyết định thành lập Ủy ban tiền tệ quốc gia (NationalMonetary Commission) để chỉnh đốn và cải cách hệ thống t ...

Tài liệu được xem nhiều: