Danh mục

Tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 563.45 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngôn ngữ và văn hóa và mối liên kết của nó luôn được các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu khoa học quan tâm và nghiên cứu sâu rộng. Sau khi tìm hiểu và đọc qua các bài nghiên cứu về chủ đề này cùng với kinh nghiệm thực tiễn, tác giả bài viết "Tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ" sẽ phân tích thêm về tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ trong thời đại hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tầm quan trọng của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữTẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA TRONG GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ Phạm Thị Thanh ThắmTóm Tắt:Ngôn ngữ và văn hóa và mối liên kết của nó luôn được các học giả trong và ngoàinước nghiên cứu khoa học quan tâm và nghiên cứu sâu rộng. Sau khi tôi tìm hiểuvà đọc qua các bài nghiên cứu về chủ đề này cùng với kinh nghiệm thực tiễn, tôixin được phân tích thêm về tầm quan trọng của văn hoá trong giảng dạy ngôn ngữtrong thời đại hiện nay.Từ khóa: Nhật Bản, ngôn ngữ và văn hoá, ngôn ngữ nhật Abstract : Language and culture and its linkages have always been of great interest andextensive research by domestic and foreign scholars. After I researched and readthrough the research articles on this topic and also with practical experience, Iwould like to analyze more about the importance of culture in language teachingin modern times. Keywords: Japan, language and culture, Japanese language1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên kết chặt chẽ với nhau, khi con người học vàsử dụng một ngôn ngữ khác, qua quá trình học hỏi đó con người cũng trực tiếptiếp xúc với nền văn hóa của quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Mối liên kết của ngônngữ và văn hoá ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bốnhằm khẳng định thêm tầm quan trọng của văn hoá trong việc học ngôn ngữ. Điềuđó được biểu hiện qua việc hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ danhtiếng đang áp dụng phổ biến phương pháp giảng dạy đào tạo ngôn ngữ kết hợpvới tìm hiểu văn hoá đang thu hút nhân lực trẻ theo học các chương trình này. 2862. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ 2.1. VĂN HÓA ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỂ HÌNH THÀNH TƯ DUY 2.1.1. Khái niệm về Văn hóa, ngôn ngữ Văn hoá là gì? Hiện tại có nhiều định nghĩa về văn hoá, chẳng hạn như nhànghiên cứu Hofstede xét về khía cạnh ý thức thì cho rằng: Văn hoá là sự lập trìnhmang tính tập thể của trí não và sự lập trình này phân biệt các thành viên của mộtnhóm hoặc một loại người với các thành viên của một nhóm hay một loại ngườikhác. Với nhà nghiên cứu dân tộc học và giao tiếp văn hoá đại diện là nhà nghiên cứuTylor đã nhấn mạnh vào bản sắc trong các yếu tố cấu thành của văn hoá với địnhnghĩa: Văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng mang tính dân tộc học, là một tổng thể phứchợp bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùngbất cứ khả năng và thói quen nào khác mà một con người có được với tư cách làthành viên của xã hội. [6, tr.75] Về khái niệm ngôn ngữ: ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phụcvụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thực tập thể, độclập ý tưởng, tình cả và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hoá khỏinhững tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó. Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên kết với nhau, khi chúng ta sử dụng một ngônngữ khác tiếng mẹ đẻ đồng thời cũng giúp chúng ta có dịp tiếp xúc và am hiểu vềvăn hóa, phong tục tập quán con người của quốc gia đó. Mối liên hệ của ngôn ngữvà văn hoá ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Tôixin điểm qua các công trình của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm với bài “Ngữ dụnghọc và văn hoá – ngôn ngữ học” đăng tạp chí Ngôn ngữ vào năm 1999 đã nêu rõ:Văn hóa - ngôn ngữ học giao tiếp. Lĩnh vực giao tiếp nói chung và giao tiếp ngônngữ nói riêng luôn luôn là một lĩnh vực mang tính đặc thù rất cao của mọi nền vănhóa. 287 2.1.2. Các yếu tố văn hóa giống và khác nhau trong sự tư duy của mỗi dân tộc Các học giả ngày nay cho rằng lịch sử, địa lý và văn hoá có thể thay đổi cách tatư duy và nhìn nhận vấn đề. Ví dụ, hai miền nam bắc của Trung Quốc được phâncách bởi sông Hoàng Hà, miền nam trồng lúa gạo và miền bắc trồng lúa mì. Thôngthường, trồng lúa mì không cần phải tiêu tốn nhiều công sức, chủ yếu dựa vàolượng nước mưa để nuôi cây lớn. Ngược lại, trồng lúa gạo cần phải có một hệthống tưới tiêu phức tạp trải dài qua nhiều đồng ruộng, người nông dân phải laođộng nhiều hơn và phải cùng hợp tác với người xung quanh để ruộng của mìnhđược tốt hơn [8]. Sự khác biệt này cũng phần nào lập nên hệ tư tưởng cá nhân vàtư duy tập thể và toàn thiện hơn. Về các từ vựng ngôn ngữ, trong các nghiên cứu của ngành ngôn ngữ học, khôngkhó để chúng ta nhận ra sự khác nhau về cách nhìn nhận thế giới của người Anh,người Pháp, người Hà Lan, người Trung Quốc, người Việt Nam, … được thể hiệnthông quá ẩn dụ khái niệm của ngôn ngữ. Theo từ điển ngôn ngữ học của JeanDubois (1984) định nghĩa ẩn dụ là dùng một danh từ cụ thể để chỉ một khái niệmtrừu tượng mà không có mặt những từ, cụm từ để chỉ sự so sánh. Hay nói rộng hơnẩn dụ là việc dùng tất cả các từ mà từ này có thể thay thế bằng một từ khác cónhững điểm tương đồng sau khi đã bỏ tất cả những từ dùng để sự so sánh. Tuyệt đại đa số các khái niệm cơ bản của con người như thời gian, sự kiện,quan hệ nhân quả, tâm trí, bản ngã, đạo đức,… đều được thể hiện bằng ẩn dụ. Nhờvào việc so sánh ẩn dụ khái niệm trong từng loại ngôn ngữ, chúng ta có thể thấymỗi dân tộc đều có sự tri nhận riêng về ngôn ngữ và văn hóa bản xứ. Ví dụ đối vớicác bộ phận cơ thể người như đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, má, răng, tay, mép, cổ,vai, tay, chân, ..., ngoài những chức năng, vị trí, hình thức chung của từng bộ phận,thông qua hình thức ẩn dụ mà mỗi dân tộc có một cách tri nhận, tư duy riêng. Vídụ trong tiếng Việt ta có mặt bàn, mặt ghế, mặt đất, mặt sông,... nhưng lại khôngcó mặt núi như trong tiếng Anh “face of a mountain” (sườn núi); có miệng hang,miệng hầm, miệng giếng,... nhưng không có miệng sông như trong tiếng Anh“mouth of a river” (cửa sông); có tay nải, tay bánh, tay chèo, tay đòn,... nhưng 288không có tay đồng hồ như trong tiếng Anh “hands of a watch” (kim đồng hồ),...[3]. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: