Danh mục

Tăng cường giảng dạy bằng phương pháp nghiên cứu tình huống cho sinh viên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.19 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tăng cường giảng dạy bằng phương pháp nghiên cứu tình huống cho sinh viên" trình bày một số đặc điểm căn bản của phương pháp nghiên cứu tình huống và những yêu cầu đối với người dạy cũng như người học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường giảng dạy bằng phương pháp nghiên cứu tình huống cho sinh viên TĂNG CƯỜNG GIẢNG DẠY BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CHO SINH VIÊN Nhâm Văn Sơn1 1. Viện Đào tạo Sau đại học. Email: nvson@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Phương pháp nghiên cứu tình huống là một phương pháp giảng dạy được áp dụng phổbiến hiện nay. Có rất nhiều tài liệu hướng dẫn giảng dạy và biên soạn tình huống cho phươngpháp giảng dạy này từ các trang tìm kiếm trên Internet và các tài liệu đã được xuất bản. Dovậy, trong bài viết này chỉ trình bày một số đặc điểm căn bản của phương pháp nghiên cứu tìnhhuống và những yêu cầu đối với người dạy cũng như người học. Từ khoá: Giảng dạy, người dạy, người học, phương pháp nghiên cứu.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới phương pháp giảng dạy cho sinh viên ở các trường đại học nhằm bắt kịp với xuthế mới của xã hội và đáp ứng nhu cầu thị trường đang là vấn đề cấp bách trong mục tiêu đổimới giáo dục đại học toàn diện ở Việt Nam. Trong những năm qua, giảng dạy bằng phươngpháp nghiên cứu tình huống đã được áp dụng ở nhiều trường đại học và mang lại sự hứng thúcho sinh viên; phát triển tư duy phản biện (critical thinking); năng lực phát hiện và giải quyếtvấn đề dựa trên khả năng suy luận, sáng tạo để đưa ra các quyết định từ các tình huống trongthực tiễn cuộc sống và công việc. Tác giả đã tham gia các khoá tập huấn ISW tại trường Đại học Thủ Dầu Một và thực hànhbiên soạn tình huống, giảng dạy bằng phương pháp nghiên cứu tình huống trao đổi nghiệp vụcho sinh viên. Bài nghiên cứu này tóm tắt các kinh nghiệm giảng dạy bằng phương pháp nghiên cứutình huống cho sinh viên.2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm, phương pháp nghiên cứu tình huống Trên góc độ lý thuyết, phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng khi: (1) vấn đề cầnnghiên cứu là mới, chưa có các lý thuyết và nghiên cứu trước đó; và (2) khi vấn đề nghiên cứu làmột quá trình kéo dài, chẳng hạn quá trình xây dựng, lựa chọn và thực thi các loại chiến lược cạnhtranh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần hết sức thận trọng khi sử dụng các kết quả từnghiên cứu tình huống để khái quát hóa cho các trường hợp tương tự (Vũ Thế Dũng, 2004). - “Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó một viên chức hay nhà quản lý cônghoặc tư phải đưa ra quyết định… Các tình huống tóm tắt những áp lực và khía cạnh khác nhau 112mà viên chức hay nhà quản lý đó phải cân nhắc khi ra quyết định, và với những thông tin thườngkhông hoàn chỉnh hoặc mâu thuẫn vào lúc đó” (Comez-Ibanez, 1986). - Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụthể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyệncụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học.” (Boehrer, 1995). Có thể nói phương pháp nghiên cứu tình huống là một phương pháp giảng dạy mà nhờvào đó các sinh viên và giảng viên tham gia thảo luận về các vấn đề (kinh doanh) đã gặp. Cáctình huống này thường được trình bày dưới dạng viết và được đúc kết từ kinh nghiệm của cácnhà thực hành. Yêu cầu của một tình huống là cần được đọc kỹ, nghiên cứu sâu sắc và đưa rathảo luận trong nhóm hay lớp học (Paul Dell’Aniello, 2001). Phương pháp nghiên cứu tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó những thành tốchính của một tình huống nghiên cứu được trình bày cho sinh viên với mục đích minh họa hoặctạo kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Phương pháp nghiên cứu tình huống là một phương pháp giảng dạy dựa vào những ví dụthực tế (Marsick, 1990), được dùng để thúc đẩy hành động, tăng trưởng và phát triển (Galbraith& Zelenak, 1991). Tóm lại, từ các định nghĩa trên, có thể thấy phương pháp này đòi hỏi những người thamgia (sinh viên và giảng viên) vừa nắm vững lý thuyết vừa cập nhật, thậm chí trải nghiệm thựctế mới thành công được. Giữa phương pháp nghiên cứu tình huống và phương pháp truyềnthống có sự phân biệt như sau (bảng 1). Bảng 1: Phân biệt giữa phương pháp nghiên cứu tình huống và phương pháp truyền thống Phương pháp nghiên cứu tình huống Phương pháp truyền thống Chương trình thạc sĩ* Chương trình cử nhân Giảng viên = Xúc tác Giảng viên = Chuyên gia Dựa trên thực tế Bài tập giả định Nhận xét vấn đề Câu trả lời từ trên đưa xuống Dùng phương pháp gợi hỏi Giải pháp vững chắc Tình trạng hỗn độn/ loạn Trật tự Ở đây chúng ta nhận thấy vai trò của giảng viên đặc biệt được nhấn mạnh cũng như quyếtđịnh đến sự thành công của phương pháp này. Có một số thuật ngữ thể hiện vai trò của giảngviên để ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: