Danh mục

Tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.78 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu này đánh giá thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công để vừa đảm bảo nhu cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế, đồng thời vừa đảm bảo ổn định kinh tế xã hội của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM TS Đoàn Ngọc Phúc* TÓM TẮT Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp về tình hình nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 được thu thập từ các Báo cáo của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư. Bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu này đánh giá thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công để vừa đảm bảo nhu cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế, đồng thời vừa đảm bảo ổn định kinh tế xã hội của đất nước. Từ khóa: Nợ công, quản lý, kiểm soát, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế – xã hội khi nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế, đòi hỏi Chính phủ phải huy động các nguồn vốn từ các chủ thể trong và ngoài nước để trang trải các nhu cầu chi tiêu dưới hình thức vay nợ. Có thể nói, nợ công là một công cụ quan trọng để tài trợ nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất, tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên, nợ công cao vượt quá giới hạn an toàn sẽ làm giảm tích lũy vốn tư nhân, giảm tiết kiệm quốc gia, tạo áp lực lên lạm phát hoặc làm méo mó các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Thật vậy, trong những năm gần đây, một số quốc gia đã đối mặt với khủng hoảng nợ công đã để lại nhiều hệ lụy xấu về kinh tế xã hội như thất nghiệp, bất ổn và bất bình đẳng xã hội. Đối với Việt Nam, mặc dù nợ công vẫn còn nằm trong giới hạn an toàn, song việc quản lý nợ công nhằm đảm bảo nhu cầu tài chính cho phát triển kinh tế xã hội, không để xảy ra khủng hoảng nợ công ảnh hưởng đến đời sống xã hội và uy tín quốc gia là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn. 2. Cơ sở lý thuyết về quản lý nợ công Nợ công ở Việt Nam bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của Chính quyền địa phương (Luật Quản lý nợ công, 2017). Nợ Chính phủ là khoản nợ phát Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 84 - sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh nhà nước, nhân danh chính phủ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh. Nợ của chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay (Luật Quản lý nợ công, 2017). Quản lý nợ công là một nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế và là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính công. Theo IMF (2014), quản lý nợ công là quá trình thiết lập và thực thi chiến lược vay nợ của một quốc gia nhằm gây dựng được một lượng vốn theo yêu cầu, nhằm đạt được các mục tiêu về chi phí và rủi ro, đáp ứng được các mục tiêu quản lý nợ khác của Nhà nước đặt ra. Mục tiêu chính của quản lý nợ công là để đảm bảo rằng các nhu cầu tài chính của chính phủ và các nghĩa vụ thanh toán nợ được đáp ứng với chi phí thấp nhất có thể trong trung và dài hạn, phù hợp với mức độ thận trọng trước rủi ro (IMF, 2014). Khung mục tiêu quản lý nợ công được hầu hết các quốc gia theo đuổi bao gồm (1) Huy động vốn vay trong nước và nước ngoài với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ; (2) Việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ vay trong nước và nước ngoài theo đúng cam kết; (3) Duy trì các chỉ số nợ công, nợ CP và nợ của quốc gia ở mức an toàn, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia (Hoàng Ngọc Âu, 2018). Nội dung của quản lý nợ công hướng đến xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, chính sách, giải pháp quản lý nợ công; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công; đánh giá hiệu quả sử dụng nợ công; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nợ công và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan (Hoàng Ngọc Âu, 2018). Quản lý nợ công cần tuân thủ các nguyên tắc: Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện đối với nợ công từ khâu huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ; bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý nợ công; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép; gắn trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến hoạt động vay, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công; bảo đảm hiệu quả vay vốn và sử dụng vốn vay (Hoàng Ngọc Âu, 2018). - 85 Mục tiêu Chủ thể quản lý Biện pháp, phương Công cụ quản lý thức quản lý Đối tượng quản lý Môi trường, điều kiện kinh tế xã hội Hình 1. Mô hình quản lý nợ công Nguồn: Hoàng Ngọc Âu, 2018 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp về tình hình nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 được thu thập từ các Báo cáo của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư và từ các công trình khoa học uy tín có liên quan. Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này bao gồm: phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, thống kê mô tả dữ liệu thu thập được thể hiện thông qua các bảng biểu, đồ thị, ...

Tài liệu được xem nhiều: