Danh mục

Tăng cường vai trò của bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích các hạn chế của DIV về năng lực tài chính, hạn mức chi trả và chức năng giám sát hệ thống ngân hàng, qua đó đưa ra một số đề xuất khắc phục các hạn chế này nhằm tăng cường vai trò của DIV trong bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường vai trò của bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI NHẰM BẢO VỆ NGƯỜI GỬI TIỀN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC GIA TS. Trương Thị Hoài Linh1 Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Được coi là một định chế tài chính rất quan trọng trong mạng lưới tài chính quốc gia, song, tại Việt Nam, tổ chức và hoạt động của Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) lại ít được để ý đến và tổ chức này cũng chưa tham gia vào qu trình t i cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua. Bài viết phân tích các hạn chế của DIV về năng lực tài chính, hạn mức chi trả và chức năng gi m s t hệ thống ngân hàng, qua đó đưa ra một số đề xuất khắc phục các hạn chế này nhằm tăng cường vai trò của DIV trong bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia. Từ khóa: Bảo hiểm tiền gửi, an toàn hệ thống tài chính. 1. Một số vấn đề về bảo hiểm tiền gửi và tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam Theo FDIC, bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một thành phần trong mạng lưới an toàn hệ thống tài chính quốc gia, bao gồm các quy định và giám sát thận trọng, đóng vai trò là người cho vay cuối cùng (FDIC, 2013). Mạng lưới này bao gồm Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, các thực thể chịu trách nhiệm ban hành và giám sát các quy định thận trọng và cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Theo Khan (2009), Niinimäki (2000), bảo hiểm tiền gửi là sự đảm bảo cho các khoản tiền gửi ngân hàng huy động từ khách hàng, theo đó, một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi tiền gửi sẽ được thanh toán cho khách hàng bởi tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp ngân hàng phá sản. Sự đảm bảo này được thể hiện bằng thỏa thuận giữa ngân hàng và tổ chức bảo hiểm tiền gửi, theo đó, ngân hàng sẽ mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi mà nó huy động và tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ trả các khoản bồi thường cho người gửi 1 Email của tác giả: trhoailinh3005@gmail.com 143 tiền nếu ngân hàng bị phá sản. Thêm nữa, là một thành phần trong mạng lưới đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính quốc gia, tùy quy định của mỗi quốc gia, các tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ có tác động ở mức độ khác nhau để hạn chế sự phá sản của các ngân hàng thông qua cơ chế quản lý nhằm tăng cường sự ổn định và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 đã ảnh hưởng đáng kể đối với hệ thống tài chính của Việt Nam, dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng. Thêm nữa, sự thất bại của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam vào đầu năm 1990 ở nông thôn cũng như ở các vùng sâu vùng xa cũng góp phần thúc đẩy thành lập một tổ chức tài chính nhằm bảo vệ và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính. Trên cơ sở hoàn cảnh như vậy, Công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đã chính thức thành lập vào ngày 7 tháng 7 năm 2000 để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền; cung cấp hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tài chính trong thời gian khó khăn; giám sát nhằm ngăn ngừa rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Theo báo cáo của DIV (được dẫn bởi Chu Thanh Vân, 2016), tính đến cuối năm 2016, định chế tài chính này theo dõi hơn 3 triệu tỷ đồng tiền gửi của người gửi tiền tại 1.252 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, gồm 92 ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, 1.156 quỹ tín dụng nhân dân và ba tổ chức tài chính vi mô. DIV thực hiện kịp thời, đầy đủ hoạt động cấp và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức tham gia. Tổng nguồn vốn của DIV đến cuối năm 2016 đạt 30.680 tỷ đồng (trong đó, vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng). Hơn 99% vốn tạm thời nhàn rỗi được đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Phí bảo hiểm tiền gửi là nguồn thu chủ yếu của DIV, phục vụ Quỹ dự phòng nghiệp vụ chi trả cho người gửi tiền khi phát sinh nghĩa vụ chi trả. Đến cuối năm 2016, Quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt mức trên 23.900 tỷ đồng. Đến nay, DIV đã chi trả cho 1.793 người gửi tiền tại 39 quỹ tín dụng nhân dân bị giải thể bắt buộc. Sau khi chi trả, DIV tham gia Hội đồng thanh lý tài sản của các tổ chức bị phá sản để tiếp tục theo dõi thu hồi tài sản. Hệ thống tài chính của Việt Nam mà cụ thể là hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây đang đối mặt với nhiều bất ổn: mức độ đủ vốn chưa đạt được mức bình quân của khu vực, đang có xu hướng đi xuống nếu tính toán theo chuẩn mực quốc tế; khả năng sinh lời không ổn định, tình hình thanh khoản kém bền vững, danh mục tài sản tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao,… Hệ quả 144 là nhiều ngân hàng đã đủ điều kiện để bị chấm dứt hoạt động hoặc buộc phải sáp nhập vào các ngân hàng khác. Song, trong toàn bộ thời gian căng thẳng của hệ thống tài chính, sự tham gia của DIV với chức năng bảo vệ người gửi tiền và giám sát, ngăn ngừa rủi ro hầu như không có. Việc chưa ngân hàng nào được phép phá sản không có nghĩa là BHTG chưa phải bảo vệ người gửi tiền. Trái lại, việc vẫn duy trì hoạt động của các ngân hàng có năng lực kém kết hợp với không minh bạch thông tin sẽ làm cho người gửi tiền vẫn tiếp tục gửi tiền vào những ngân hàng này, hậu quả là rủi ro đạo đức càng trở nên căng thẳng. Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích cụ thể những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của DIV. 2. Các hạn chế trong tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam  DIV không đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm và hoàn trả cho người gửi tiền khi tổ chức được bảo hiểm bị phá sản. Lấy ví dụ đơn giản về trường hợp Oceanbank – ngân hàng 0 (không) đồng thứ 2 của Việt Nam trong năm 2015. Trong thời kì 2013-2014, khi các lãnh đạo cấp cao nhất của ngân hàng này bị bắt vì đã chỉ đạo cho vay doanh nghiệp không đúng quy định và nhiề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: