Danh mục

Tập bài giảng Thuế nhà nước

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 899.64 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng Thuế nhà nước được biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những vấn đề chung về thuế; thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tài nguyên; thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Thuế nhà nướcSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNHTRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬTTẬP BÀI GIẢNGTHUẾ NHÀ NƯỚC(Lưu hành nội bộ)1Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ1.1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế1.1.1. Sự ra đời và tính tất yếu khách quan của thuếThuế là phạm trù có tính chất lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứngchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển củaquan hệ hàng hoá - tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú hơn, công tác quản lý thuế ngàycàng hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành công cụ quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước để tác độngđến đời sống kinh tế - xã hội.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế* Khái niệm:- Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ vàthời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.* Đặc điểm- Thuế là một khoản động viên bắt buộc gắn liền với quyền lực của Nhà nước. Tuy nhiên, thuế làmột khoản đóng góp bắt buộc không mang tính hình sự, nghĩa là hành động đóng thuế cho Nhà nướclà hành động thực hiện nghĩa vụ người công dân, không phải là hành động xuất hiện khi có biểu hiệnvi phạm pháp luật.- Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp- Thuế chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong thời kỳ nhất định- Thuế được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia bằng quyền lực pháp lý của Nhà nước đối vớicon người và tài sản.1.1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế nước ta- Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN- Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế- Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong chính sách động viên đóng góp cho Nhà nước giữa cácthành phần kinh tế và thực hiện công bằng xã hội1.2. Phân loại thuếPhân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theonhững tiêu thức nhất định1.2.1. Phân loại theo đối tượng đánh thuếĐối tượng đánh thuế chỉ rõ thuế được đánh trên cái gì. Căn cứ vào cơ sở đánh thuế có thể chia sắcthuế thành 3 loại:- Thuế đánh vào tiêu dùng: Là các loại thuế cơ sở đánh thuế là một phần thu nhập được mang tiêudùng trong hiện tạiVD: Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt....Đây là loại thuế gián thu do người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gánh chịu- Thuế đánh vào thu nhập: là loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập thực tế kiếm được của các thểnhân hoặc pháp nhân.VD: Thuế TNDN, thuế TNCN2Đây là loại thuế trực thuThuế TN giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN và thực hiện điều phối thunhập đảm bảo tính công bằng xã hội.- Thuế đánh vào tài sản: Là loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản lưu giữ hay chuyển dịchĐánh thuế TS nhằm mục đích góp phần giải quyết hậu quả về mặt xã hội do sự phân phối tài sảnkhông công bằng trong xã hội.1.2.2. Phân loại theo tính chất chuyển dịch của thuế- Thuế trực thu: Là loại thuế đánh vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuếVD: Thuế TNDN, thuế TNCN- Thuế gián thu: Là loại thuế đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ.1.3. Các yếu tố chủ yếu cấu thành một sắc thuế1.3.1. Tên gọiTên gọi của mỗi sắc thuế nói lên cơ sở tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đóVD: Thuế GTGT cơ sở là GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế....1.3.2. Đối tượng nộp thuếLuật thuế chỉ rõ ai phải khai báo, nộp thuế theo qui định của sắc thuế. Đối tượng nộp thuế là thểnhân hoặc pháp nhân theo qui định của pháp luật.1.3.3. Đối tượng chịu thuếĐối tượng làm căn cứ để đánh thuế chính là đối tượng chịu thuếVD: hàng hoá, thu nhập, tài sản.....1.3.4. Căn cứ tính thuế1.3.4.1. Cơ sở tính thuế:Cơ sở tính thuế là một trong những căn cứ để xác định mức thuế phải nộp. Mỗi sắc thuế có một cơsở tính thuế riêng.VD: Thuế TNDN, cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế....1.3.4.2. Thuế suất, mức thuế- Mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước trên 1 đơn vị của đối tượng chịu thuếVD: thuế sử dụng đất nông nghiệp- Thuế suất: Biểu hiện quan hệ tỷ lệ phần trăm huy động trên cơ sở tính thuế. Thuế suất bao gồm+ Thuế suất ổn định+ Thuế suất lũy tiến: Thuế suất luỹ tiến từng phần và thuế suất luỹ tiến toàn phần.1.3.5. Chế độ miễn giảm thuếMiễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được qui định trong một sắc thuế.Quy định này nhằm mục đích:- Tạo điều kiện giúp người nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn.3- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế xã hội trong khuyến khích hoạt động của ngườinộp thuế.Chương 2: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG2.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của thuế giá trị gia tăng2.1.1. Khái niệmThuế GTGT là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từngkhâu trong qúa trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.2.1.2. Đặc điểmThuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau đây:- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp. Thuế GTGT đánh vàotất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: