Thách thức thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 và kinh nghiệm quốc tế xây dựng chính sách về biến đổi khí hậu giai đoạn mới
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 289.86 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Thách thức thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 và kinh nghiệm quốc tế xây dựng chính sách về biến đổi khí hậu giai đoạn mới" trình bày về những thách thức trong thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 và đúc kết những kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thách thức thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 và kinh nghiệm quốc tế xây dựng chính sách về biến đổi khí hậu giai đoạn mới RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT THÁCH THỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN MỚI Chu Thị Thanh Hương* Tóm tắt: Sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH), bối cảnh thế giới và Việt Nam đã có nhiều thay đổi. BĐKH diễn biến ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn, tác động đến phát triển kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường. Các thách thức về suy thoái tài nguyên môi trường, suy giảm kinh tế… vẫn còn hiện hữu trên thế giới. Việt Nam tiếp tục quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, bắt đầu giai đoạn phát triển mới 2021-2030 với nhiều cơ hội và thách thức đan xen khi chuyển từ giai đoạn giảm phát thải “tự nguyện” sang giảm phát thải “bắt buộc” theo quy định của Thỏa thuận Paris về BĐKH. Bài viết trình bày về những thách thức trong thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn 2011-2020 và đúc kết những kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Thích ứng với biến đổi khí hậu. 1. Bối cảnh 1.1. Đánh giá chung các kết quả đạt được của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 Ngày 05 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH (Thủ tướng Chính phủ, 2011). Chiến lược đã đề ra mục tiêu chung, 4 mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ. Sau 10 năm triển khai thực hiện, Chiến lược đã đạt được những kết quả chính. Trên cơ sở đánh giá kết quả tình hình thực hiện chiến lược cho thấy, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản vẫn đảm bảo an ninh lương thực và an ninh năng lượng; xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; sức khỏe cộng đồng được quan tâm, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao. So với giai đoạn trước khi ban hành Chiến lược, nhận thức về BĐKH đã được nâng cao hơn (AFD và Cục BĐKH, 2020). Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, nỗ lực tham gia Thỏa thuận Paris về BĐKH, phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về * Tiến sĩ, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 107 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG BĐKH; xây dựng và cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), theo đó giảm 9% phát thải khí nhà kính (KNK) đến năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước và giảm 27% phát thải KNK (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020b) thông qua các hợp tác song phương, đa phương khác, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH toàn cầu. Bên cạnh những kết quả đạt được, những thách thức trong thực hiện Chiến lược giai đoạn 2011-2020 vẫn tồn tại và được trình bày cụ thể như sau: 1.2. Những thách thức trong thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 Thách thức về thích ứng với BĐKH trong ngành khí tượng thủy văn và phòng chống thiên tai Xu hướng BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam ngày càng rõ và tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương. Theo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD), BĐKH làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Một số tỉnh thường xuyên bị thiệt hại lớn do thiên tai như Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên… Thiệt hại do thiên tai đối với nền kinh tế vẫn còn lớn, ước tính khoảng 1-1,5% GDP/năm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020b). Tuy nhiên, hệ thống trạm quan trắc khí tượng thủy văn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt, đối với một số loại hình thiên tai như lũ quét, lũ ống, sạt lở, dông, lốc, mưa đá và sương mù trên biển. Việc đầu tư, xây dựng nâng cấp các công trình trọng điểm ứng phó với thiên tai gồm đê sông, đê biển, hồ chứa, công trình tránh trú tàu thuyền, các điểm sạt lở còn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc điều tra, thành lập bản đồ phân vùng cảnh bảo nguy cơ sạt lở đất đến cấp xã còn chưa được triển khai rộng rãi đến các địa phương. Thách thức về thích ứng với BĐKH trong ngành nông nghiệp Trong giai đoạn 10 năm tiếp theo, với định hướng phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, khai thác và phát huy lợi thể nền nông nghiệp nhiệt đới, thì việc nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp, nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền là cần thiết. Nhưng những khó khăn trong việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang mục đí ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thách thức thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 và kinh nghiệm quốc tế xây dựng chính sách về biến đổi khí hậu giai đoạn mới RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT THÁCH THỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN MỚI Chu Thị Thanh Hương* Tóm tắt: Sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH), bối cảnh thế giới và Việt Nam đã có nhiều thay đổi. BĐKH diễn biến ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn, tác động đến phát triển kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường. Các thách thức về suy thoái tài nguyên môi trường, suy giảm kinh tế… vẫn còn hiện hữu trên thế giới. Việt Nam tiếp tục quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, bắt đầu giai đoạn phát triển mới 2021-2030 với nhiều cơ hội và thách thức đan xen khi chuyển từ giai đoạn giảm phát thải “tự nguyện” sang giảm phát thải “bắt buộc” theo quy định của Thỏa thuận Paris về BĐKH. Bài viết trình bày về những thách thức trong thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn 2011-2020 và đúc kết những kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Thích ứng với biến đổi khí hậu. 1. Bối cảnh 1.1. Đánh giá chung các kết quả đạt được của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 Ngày 05 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH (Thủ tướng Chính phủ, 2011). Chiến lược đã đề ra mục tiêu chung, 4 mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ. Sau 10 năm triển khai thực hiện, Chiến lược đã đạt được những kết quả chính. Trên cơ sở đánh giá kết quả tình hình thực hiện chiến lược cho thấy, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản vẫn đảm bảo an ninh lương thực và an ninh năng lượng; xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; sức khỏe cộng đồng được quan tâm, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao. So với giai đoạn trước khi ban hành Chiến lược, nhận thức về BĐKH đã được nâng cao hơn (AFD và Cục BĐKH, 2020). Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, nỗ lực tham gia Thỏa thuận Paris về BĐKH, phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về * Tiến sĩ, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 107 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG BĐKH; xây dựng và cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), theo đó giảm 9% phát thải khí nhà kính (KNK) đến năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường bằng nguồn lực trong nước và giảm 27% phát thải KNK (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020b) thông qua các hợp tác song phương, đa phương khác, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH toàn cầu. Bên cạnh những kết quả đạt được, những thách thức trong thực hiện Chiến lược giai đoạn 2011-2020 vẫn tồn tại và được trình bày cụ thể như sau: 1.2. Những thách thức trong thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 Thách thức về thích ứng với BĐKH trong ngành khí tượng thủy văn và phòng chống thiên tai Xu hướng BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam ngày càng rõ và tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương. Theo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD), BĐKH làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016). Một số tỉnh thường xuyên bị thiệt hại lớn do thiên tai như Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên… Thiệt hại do thiên tai đối với nền kinh tế vẫn còn lớn, ước tính khoảng 1-1,5% GDP/năm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020b). Tuy nhiên, hệ thống trạm quan trắc khí tượng thủy văn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt, đối với một số loại hình thiên tai như lũ quét, lũ ống, sạt lở, dông, lốc, mưa đá và sương mù trên biển. Việc đầu tư, xây dựng nâng cấp các công trình trọng điểm ứng phó với thiên tai gồm đê sông, đê biển, hồ chứa, công trình tránh trú tàu thuyền, các điểm sạt lở còn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc điều tra, thành lập bản đồ phân vùng cảnh bảo nguy cơ sạt lở đất đến cấp xã còn chưa được triển khai rộng rãi đến các địa phương. Thách thức về thích ứng với BĐKH trong ngành nông nghiệp Trong giai đoạn 10 năm tiếp theo, với định hướng phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, khai thác và phát huy lợi thể nền nông nghiệp nhiệt đới, thì việc nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp, nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền là cần thiết. Nhưng những khó khăn trong việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang mục đí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Hội thảo Quản trị rủi ro và phát triển đô thị Biến đổi khí hậu Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Giảm phát thải khí nhà kính Ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 316 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 287 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 270 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 258 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 221 0 0 -
13 trang 209 0 0
-
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 205 0 0