Danh mục

Thái độ sinh viên không chuyên ngữ về bài kiểm tra kết thúc các học phần Tiếng Anh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.02 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thái độ của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng về kỳ kiểm tra (KT) kết thúc học phần Anh văn và phân tích những ảnh hưởng của bài KT lên quá trình dạy học tiếng Anh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thái độ sinh viên không chuyên ngữ về bài kiểm tra kết thúc các học phần Tiếng Anh Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 100 - 105 Trường Đại học An Giang THÁI ĐỘ SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ VỀ BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC CÁC HỌC PHẦN TIẾNG ANH Đinh Thanh Liêm1 1 ThS. Khoa Anh ngữ chuyên ngành , Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng Thông tin chung: Ngày nhận bài: 06/01/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 17/01/14 Ngày chấp nhận đăng: 30/07/14 Title: The attitutes of non-English major students towards the end-of-term English test Từ khóa: Sinh viên không chuyên ngữ, thái độ của sinh viên không chuyên ngữ, kỳ thi kết thúc học phần Keywords: Non-English major students, attitudes of non-English major students , the end-of-term tests ABSTRACT This study evaluated the attitudes of non-English major students at Da Nang University of Technology towards the end-of-module tests of English and analyzed the impact of teaching and learning process of English. The research was conducted on 119 first-year students by the questionnaires and in-depth interviews with 25 students. The data analyzed by SPSS 16.0. The findings indicated that the students showed their positive attitudes towards the end-ofterm tests of English. The results also found that the end-of-module tests have impacted on English teaching and learning process. The end-of-module tests also influenced strongly both learning contents and teaching contents. TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá thái độ của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng về kỳ kiểm tra (KT) kết thúc học phần Anh văn và phân tích những ảnh hưởng của bài KT lên quá trình dạy học tiếng Anh. Nghiên cứu này được thực hiện trên 119 sinh viên năm nhất bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu 25 sinh viên. Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0. Kết quả cho thấy sinh viên thể hiện thái độ tích cực về bài KT. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bài thi kết thúc học phần Anh văn đã có những ảnh hưởng đối với việc dạy và học ngôn ngữ. Bài thi đã ảnh hưởng đến nội dung học tập của người học và nội dung giảng dạy của người dạy. Thực hiện thông tư số 2191/BGDĐT-GDĐH ngày 22/04/2010 của Bộ GDĐT về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, Đại học Đà Nẵng đã đề ra mục tiêu sinh viên phải đạt chuẩn trình độ tiếng Anh B1 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ Châu Âu (CEFR) khi tốt nghiệp đại học. Với mục tiêu đó, nội dung giảng dạy mới được biên soạn và xây dựng theo khung CEFR, tập trung vào phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh. Mặc dù việc thay đổi nội dung giảng dạy, hình thức kiểm tra, đánh giá (KTĐG) đã diễn ra hơn 1 năm nhưng liệu bài KT mới có ảnh hưởng như thế nào lên việc dạy học và thái độ của sinh viên về bài KT vẫn còn là ẩn số. Vì vậy, bài nghiên cứu này được thực hiện để tìm câu trả lời cho câu hỏi này. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có lẽ không ai phủ nhận tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Biết tiếng Anh là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, và là năng lực cần thiết với người Việt Nam hiện đại. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã quyết định thành lập đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ trên phạm vi cả nước, xây dựng các chuẩn năng lực ngôn ngữ cho giáo viên tiếng Anh và sinh viên các trường đại học, cao đẳng. 100 Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 100 - 105 Trường Đại học An Giang nhau học tập, tăng cường việc tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy phê phán. Tuy nhiên, e-porforlio cũng có những ảnh hưởng tiêu cực chẳng hạn hình thức đánh giá này tạo sự căng thẳng cho người học và một số học viên cũng phản đối việc dùng công nghệ trong việc KT. Theo Bachman và Palmer (1996), một trong sáu thuộc tính quan trọng để xác định tính hữu dụng của bài KTĐG là ảnh hưởng của nó lên cá nhân người dạy, người học và toàn xã hội cũng như toàn cảnh giáo dục. Pearson (1988) đã chỉ ra những kì thi quốc gia có ảnh hưởng đến hành vi, thái độ, động lực của giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh học sinh. Ngoài ra, Frederiksen (1984) cho rằng bất kì bài thi nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người dạy và người học nếu họ biết trước về kì thi ấy. Kì thi đó sẽ định hướng các hoạt động giảng dạy diễn ra trong lớp học. Cụ thể, giáo viên sẽ dành nhiều thời gian hơn để giảng dạy những kĩ năng được đánh giá trong kì thi. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Đối tượng nghiên cứu Bài nghiên cứu điều tra thái độ sinh viên năm thứ nhất không chuyên ngữ thuộc Đại học Bách Khoa Đà Nẵng về các bài KT kết thúc học phần tiếng Anh và ảnh hưởng của bài thi đến việc dạy, học. Người tham gia gồm 119 sinh viên có trình độ Anh văn tương đương với bậc A1 theo khung CEFR. Trên thế giới, rất nhiều nghiên cứu điều tra ảnh hưởng vĩ mô (macro-level washback) của các kì thi quốc tế như: IELTS, TOFEL. Phần lớn các bài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu nhữ ...

Tài liệu được xem nhiều: