Danh mục

Thăm khám và triệu chứng học chấn thương ngực kín và vết thương ngực

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 733.90 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chấn thương ngực kín là những tổn thương lồng ngực do các nguyên nhân khác nhau, nhưng không có mất sự liên tục của tổ chức da bao quanh lồng ngực. Vết thương ngực là các tổn thương lồng ngực trong đó có mất sự liên tục của da thành ngực
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thăm khám và triệu chứng học chấn thương ngực kín và vết thương ngực Thăm khám và triệu chứng học chấn thương ngực kín và vết thương ngực  Đặng Ngọc Hùng  Ngô Văn Hoàng Linh 1. Đại cương. 1.1. Định nghĩa: Chấn thương ngực kín là những tổn thương lồng ngực do các nguyên nhânkhác nhau, nhưng không có mất sự liên tục của tổ chức da bao quanh lồng ngực. Vết thương ngực là các tổn thương lồng ngực trong đó có mất sự liên tục củada thành ngực 1.2. Nguyên nhân: 1.2.1. Chấn thương ngực: + Trực tiếp: do lồng ngực bị một vật tù đập mạnh vào. + Gián tiếp: do lồng ngực bị đè ép giữa hai vật. + Do sóng nổ. 1.2.2. Vết thương ngực: + Do vật nhọn đâm. + Do đạn, mảnh hoả khí. 2. Các biện pháp thăm khám. 2.1. Thăm khám lâm sàng: 2.1.1. Nguyên tắc khám xét chung: + Trước hết phải khám nhanh để xác định tình trạng sốc, suy hô hấp và nhữngtổn thương quan trọng ở lồng ngực của bệnh nhân. + Tiếp đó khám toàn thân nhanh chóng để xác định và không bỏ sót các tổnthương phối hợp (sọ não, bụng, tứ chi, cột sống...). + Khi điều kiện cho phép thì cho làm các khám xét cận lâm sàng cần thiếtkhác: chụp X.quang ngực, công thức máu, nhóm máu... 2.1.2. Hỏi bệnh: Có thể hỏi bệnh nhân hoặc người hộ tống nếu bệnh nhân nặng. + Thời gian, hoàn cảnh bị thương. + Cơ chế bị thương. + Những triệu chứng ban đầu ngay sau chấn thương: ngất, đau ngực, khó thở,ho ra máu, hiện tượng phì phò sùi bọt máu tại chỗ vết thương... + Các biện pháp sơ cứu và diễn biến của các triệu chứng nói trên. 2.1.3. Khám thực thể:  2.1.3.1. Xác định tình trạng sốc của bệnh nhân: + Tri giác: tỉnh táo hay thờ ơ, mất tri giác, giãy giụa... + Da và niêm mạc: nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, tím đầu chi... + Mạch: nhanh, nhỏ, không đều... + Huyết áp: huyết áp tụt. + Thân nhiệt: thường giảm trong các tình trạng sốc nặng. + Nhịp thở: nhanh, nông, không đều. + Các phản xạ, cảm giác, trương lực cơ: giảm hoặc mất. 2.1.3.2. Xác định tình trạng suy chức năng hô hấp: Các triệu chứng cơ bản của suy hô hấp là: + Nhịp thở nhanh trên 25 lần/1 phút, cánh mũi phập phồng, rút lõm hố trênđòn, tiếng thở thô, rít hay khò khè do ứ đọng đờm dãi. + Vã mồ hôi lạnh, tím môi và đầu chi. + Mạch nhanh, huyết áp tăng trong giai đoạn đầu. + Nghe phổi có nhiều tiếng thở rít hoặc ran ứ đọng. + Bệnh nhân có thể ở tình trạng kích thích, vật vã hoặc nếu suy hô hấp nặng cóthể trong tình trạng lơ mơ, mất tri giác...  2.1.3.3. Khám lâm sàng các tổn thương lồng ngực: + Khám các tổn thương ở thành ngực: vết thương thành ngực, gãy xương sườn,tràn khí dưới da... + Khám các tổn thương ở màng phổi: tràn khí khoang màng phổi, tràn dịchkhoang màng phổi... + Khám tìm các tổn thương khác ở lồng ngực: tràn máu màng ngoài tim, trànkhí trung thất...  2.1.3.4. Khám xác định các tổn thương phối hợp của các cơ quan khác: Trong chấn thương ngực cần phải chú ý khám toàn diện để phát hiện các tổnthương của các cơ quan khác như: sọ não, bụng, tứ chi, cột sống, tiết niệu... Rất nhiềutrường hợp các tổn thương này bị bỏ sót dẫn tới hậu quả nặng cho bệnh nhân. 2.2. Các thăm khám cận lâm sàng: 2.2.1. Thăm khám X quang: Trong chấn thương ngực, thăm khám X quang (chiếu và chụp thường) là biệnpháp chẩn đoán rất có giá trị không những để xác định mức độ các tổn th ương màcòn giúp theo dõi tiển triển của bệnh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Cần đánh giá tỉ mỉ và trình tự các tổn thương trên phim chụp X quang lồngngực quy ước (chụp thẳng và nghiêng).  2.2.1.1. Thành ngực và hai vòm hoành: + Hình tràn khí dưới da thành ngực: tạo thành các vệt sáng nằm giữa khungxương sườn và da. + Hình gãy xương sườn: vị trí, hình thái, di lệch... + Góc sườn-hoành: mờ và mất góc nhọn trong tràn máu màng phổi. + Vòm hoành: trong chấn thương ngực có rách cơ hoành, vòm hoành mất độcong sinh lý và có hình các tạng trong ổ bụng thoát vị qua vết rách cơ hoành lênlồng ngực (bóng hơi dạ dày hoặc các bóng có mức hơi-mức nước nhỏ của các quairuột nằm trên lồng ngực).  2.2.1.2. Khoang màng phổi: + Tràn khí khoang màng phổi: có hình vệt sáng của khí nằm giữa thành ngựcvà nhu mô phổi bị ép thu về phía rốn phổi. Có thể chia ra ba mức độ tr àn khíkhoang màng phổi: - Nhẹ: phổi bị ép vào trong phạm vi 1/3 ngoài của phế trường. - Vừa: phổi bị ép vào tới phạm vi của 1/3 giữa phế trường. - Nặng: phổi bị ép hoàn toàn vào phạm vi 1/3 trong cùng của phế trường. + Tràn dịch-máu khoang màng phổi: có hình mờ góc sườn-hoành và phần dướicủa trường phổi, giới hạn trên của vùng mờ làm thành một đường cong lõm lêntrên và vào trong phía rốn phổi (đường cong Damoiseau). Có thể chia ra ba mứcđộ tràn dịch màng phổi: - Nhẹ: mờ hoặc tù góc sườn - hoành. - Vừa: mờ hết ...

Tài liệu được xem nhiều: