Danh mục

Thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm từ Hội nghị Giơnevơ năm 1954: 70 năm nhìn lại và suy ngẫm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.68 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm từ Hội nghị Giơnevơ năm 1954: 70 năm nhìn lại và suy ngẫm" phân tích những thành công và hạn chế của Hiệp định Giơnevơ trong bối cảnh chiến trường Đông Dương và tình hình quốc tế nửa đầu những năm 50 của thế kỉ XX để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm từ Hội nghị Giơnevơ năm 1954: 70 năm nhìn lại và suy ngẫm THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ NĂM 1954: 70 NĂM NHÌN LẠI VÀ SUY NGẪM TS. Nguyễn Thị Hoàn Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: hoanmylam@gmail.com Tóm tắt: Cách đây 70 năm, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết đã chấm dứtcuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương của thực dân Pháp. 70 năm qua, quan hệ quốctế đã chuyển sang một trang mới. Đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về Hiệp định này, songnhìn từ các khía cạnh, có thể thấy rằng Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi về chính trị và ngoạigiao tương ứng với những thắng lợi quân sự, mặc dù còn có mong muốn đạt được đôi điều có lợihơn. Hiệp định Giơnevơ đã để lại nhiều kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao mang ý nghĩa thiếtthực. Bài viết này phân tích những thành công và hạn chế của Hiệp định Giơnevơ trong bối cảnhchiến trường Đông Dương và tình hình quốc tế nửa đầu những năm 50 của thế kỉ XX để từ đó rútra bài học cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. Từ khóa: thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm, hội nghị Giơnevơ, 1954. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương chịu tác động tiêu cực của xu thế hòahoãn giữa các nước lớn và cục diện Chiến tranh lạnh, không chỉ diễn ra giữa Việt Namvà Pháp mà có sự tham gia của các nước lớn. Các cường quốc tham gia Hội nghị có lợiích và động cơ khác nhau. Trên bình diện ngoại giao, vấn đề Đông Dương đã được quốctế hóa. Hội nghị đã diễn ra rất phức tạp trong sự đấu tranh quyết liệt của đoàn đại biểuChính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sự dàn xếp của các nước lớn với những độngcơ không giống nhau, bao gồm những mục đích riêng và cả những toan tính cho mộtván cờ mới. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Bối cảnh quốc tế nửa đầu những năm 1950 Đầu năm 1950, cuộc chiến tranh Việt Nam đã vượt qua được chặng đường 5 năm,những tín hiệu sa lầy của quân Pháp ở Đông Dương ngày càng rõ. Đứng trước khả năngPháp có thể thất bại ở Đông Dương, Mỹ quyết định hỗ trợ cho Pháp. Việc Mỹ giúp Phápnằm trong một tính toán rộng lớn của chiến lược toàn cầu. Điều quan tâm hàng đầu củaMỹ là “Đông Dương và đặc biệt Việt Nam là then chốt trong việc bảo vệ Đông NamÁ”1. Trong bối cảnh quốc tế phân hóa hai phe thì chiến trường Việt Nam cũng khôngtránh khỏi trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng giữa hai hệ thống xã hội. Những biến động1 George C. Hering (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.14. 147trên chiến trường Việt Nam không thể không chịu tác động của tình hình thế giới và ngượclại, chiến cuộc ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng đến tình hình chung của khu vực và thếgiới. Chiến trường Việt Nam khi ấy chỉ có quân dân Việt Nam kháng chiến chống thựcdân Pháp, đứng về phía Việt Nam ngoài một số cố vấn Trung Quốc, không có mặt lựclượng quân đội của nước nào. Bản chất của cuộc kháng chiến trước sau vẫn là cuộc chiếnđấu giải phóng dân tộc bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, bảo vệ chính quyền Dân chủCộng hòa. Tháng 1/1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên bang Xô viết và các nướcxã hội chủ nghĩa công nhận chính thức nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng2/1950, Mỹ, Anh và một số nước khác công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại, đượcmang danh là “Quốc gia liên kết” của Pháp. Kèm theo đó là sự thành lập phái đoàn cốvấn quân sự Mỹ MAAG ((8/1950) và khoản viện trợ tiền tài, vũ khí đầu tiên của Mỹ vớihy vọng giúp Pháp đủ sức kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh Đông Dương. Nước Mỹđã từ lập trường không can thiệp trước đây chuyển sang can thiệp thông qua viện trợ vềquân sự và kinh tế cho thực dân Pháp ở Đông Dương. Nhưng sau 3 - 4 năm theo đuổicuộc chiến với những viên tướng nổi danh như Đơlat đơ Tatxinhi, Hanri Navarre vàkhoản viện trợ của Mỹ từ 40% năm 1952 tăng lên đến 72% năm 1954 tổn phí chiến tranhở Đông Dương, khoảng hơn 2,2 tỷ USD2, thực dân Pháp vẫn không xoay chuyển đượctình thế. Ván bài cuối cùng nhằm tạo nên thế mạnh đặt vào chiến cuộc Điện Biên Phủhòng “nghiền nát Việt Minh” không thành bởi sau 56 ngày đêm chiến đấu, chiều ngày7/5, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi của ta, bàn cờ quốc tế xoay quanhHội nghị Giơnevơ bắt đầu. 2.2 Hội nghị Giơnevơ năm 1954: thành công và hạn chế Ngày 8/5/1954, Hội nghị quốc tế về Đông Dương khai mạc. Tham gia Hội nghịcó 9 đoàn đại biểu gồm 5 nước lớn (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc), Việt NamDân chủ cộng hoà (do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Văn Đồng làmtrưởng đoàn) và đại diện 3 chính phủ “Quốc gia liê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: