Thành phần loài rầy xanh họ Cicadellidae (Hemiptera: Auchenorrhyncha) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 485.09 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ở miền Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Vườn Quốc gia Tam Đảo, được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành lập năm 1999 với mục đích giải cứu, lưu giữ, nghiên cứu và nhân giống các loài và động thực vật hoang dã Việt Nam, bảo tồn các loài thực vật, nhân nuôi các loài động vật và lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài rầy xanh họ Cicadellidae (Hemiptera: Auchenorrhyncha) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh PhúcBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00059 THÀNH PHẦN LOÀI RẦY XANH HỌ Cicadellidae (Hemiptera: Auchenorrhyncha) Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC *Nguyễn Thị Thu Hương1, Bùi Minh Hồng1,*, Phạm Hồng Thái2 Tóm tắt: Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ở miền Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Vườn Quốc gia Tam Đảo, được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành lập năm 1999 với mục đích giải cứu, lưu giữ, nghiên cứu và nhân giống các loài và động thực vật hoang dã Việt Nam, bảo tồn các loài thực vật, nhân nuôi các loài động vật và lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật. Thành phần loài rầy xanh thuộc bộ cánh nửa ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh gồm 20 loài, thuộc 15 giống, 12 tộc, 8 phân họ. Trong đó, có 17 loài được ghi nhận phân bố lần đầu tại khu vực nghiên cứu. Có 6 loài B. addita, D.dorsalis, G. brevis, Th. porrecta, P. nigra, P. nitida ghi nhận mới cho khu hệ ve rầy Việt Nam. Từ khóa: Bộ Cánh nửa, rầy xanh, thành phần loài, Mê Linh, Vĩnh Phúc.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh được thành lập theo Quyết định số 1063/QĐ-KHCNQG ngày 06 tháng 08 năm 1999, nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh, thị xã PhúcYên, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu vực có hệ động vật phong phú với 26 loài thú, 109 loài chim, 27loài bò sát, ếch nhái và 1088 loài côn trùng (Hoàng Anh Tuấn, Trịnh Văn Chung, 2015).Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là bộ sưu tập sống các loài động vật, thực vật của ViệtNam, nơi tiến hành bảo tồn các loài thực vật, nhân nuôi các loài động vật và lưu giữ nguồntài nguyên sinh vật, các nguồn gen động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm. Mặt khác, so với các loài côn trùng khác, các loài rầy xanh thuộc bộ Cánh nửa(Hemiptera) còn ít được nghiên cứu, trên thế giới đã ghi nhận 25.000 loài thuộc hơn 3.200giống (Dietrich, 2004) nhưng phần lớn mới chỉ đề cập đến tên khoa học còn các dẫn liệukhoa học cần thiết khác thì hầu như chưa có hoặc còn phân tán. Tuy nhiên, rầy xanh chủ yếuđóng vai trò gây hại với đời sống con người cũng như các sinh vật khác, nhất là thực vật.Một số loài rầy xanh gây hại nghiêm trọng nhất thuộc phân họ Cicadellinae có khả năngtruyền bệnh do vi khuẩn và làm chết cây chủ thuộc các họ thực vật như: cam quýt, cà phê,nho...(Wilson et al. 2009). Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thành phần của rầy xanh khôngchỉ mang lại những hiểu biết sâu sắc về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọngvà vô cùng thiết thực đối với thực tiễn. Bài báo này công bố danh sách thành phần loài rầyxanh và tần suất xuất hiện của chúng ở các sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu.1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội2Bảotàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam*Email: bui_minhhong@yahoo.com474 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiến hành thu thập mẫu vật vào 4 đợt trong thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng12/2019. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng mẫu vật đã được thu thập từ 4 đợt (tháng05/2007, tháng 07/2008, tháng 05/2010, tháng 06/2018, hiện đang được lưu giữ tại Bảotàng Thiên nhiên Việt Nam). Mẫu được thu theo phương pháp ngẫu nhiên, bắt bằng bẫy đèn hoặc bằng vợtcôn trùng: Vợt côn trùng: Chúng tôi sử dụng vợt có đường kính 60 cm, chiều dài cán vợt có thểthay đổi từ 1-7,5 m tùy vào đối tượng thu thập. Bên cạnh đó chúng tôi cũng kết hợp sửdụng loại vợt có đường kính vòng vợt nhỏ hơn và cán vợt loại ngắn (thay đổi từ 1- 2,5 m)chuyên dùng để thu mẫu trên tán cây thấp, dưới tán cây, trên trảng cỏ, cây bụi. Bẫy đèn: Bẫy đèn được thiết kế gồm một hoặc hai bóng đèn cao áp công suất 250 Wvà một tấm vải trắng kích thước 2 x 2 m được căng lên khung cố định. Sử dụng máy phátđiện là nguồn điện cho bẫy đèn. Bẫy đèn được đặt ở vị trí thoáng, rộng và hướng ánh sángvào khu vực mong muốn. Ngoài ra còn kế thừa các mẫu thu được tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Các sinhcảnh thu mẫu bao gồm: Sinh cảnh suối, sinh cảnh đồi, sinh cảnh vườn. Định loại mẫu vật dựa vào tài liệu các tác giả Dietrich, (2005) và Nilson, (2015) vàtham khảo tại trang web. Mẫu được được lưu trữ và bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiênViệt Nam. Chỉ tiêu theo dõi và tính toán số liệu: Công thức tính độ phong phú của các loài, các họ rầy xanh cho biết % số lượng mẫuthu được của từng loài, từng họ trên tổng số lượng mẫu thu được: Số lượng mẫu của từng loài x 100 Độ phong phú (%) = Tổng số lượng mẫu Mức độ phổ biến của các loài họ rầy xanh được tính theo tần số bắt gặp: Số lần bắt gặp x 100 Tần suất xuất hiện (%) = Tổng số lần điều tra Kí hiệu: - : Rất ít xuất hiện (≤ 20% tần suất bắt gặp) +: Ít xuất hiện (20 - 40% tần suất bắt gặp) ++: Xuất hiện trung bình (≥ 40 - 60% tần suất bắt gặp) +++: Xuất hiện nhiều (≥ 60% tần suất bắt gặp).PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 4753. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tiến hành điều tra các loài rầy xanh trên các sinh cảnh tại Trạm Đa dạng Mê Linh,tỉnh Vĩnh Phúc kết quả được thể hiện ở Bảng 1. Thành phần các loài rầy xanh gồm có 20 loài thuộc 15 giống, 12 tộc, 8 phân họ.Trong đó, phân họ Deltocephalinae có số loài lớn nhất với 7 loài chiếm tỉ lệ 35,00%, thuộc6 giống, 4 tộc. Các phân họ Cicadellinae, Coelidiinae, Euscelinae và Jassinae đều ghi nhậnđược 2 loài chiếm tỉ lệ 10,00%, thuộc 1 giống, 1 tộc. Phân họ Evacanthinae ghi nhận được2 l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài rầy xanh họ Cicadellidae (Hemiptera: Auchenorrhyncha) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh PhúcBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00059 THÀNH PHẦN LOÀI RẦY XANH HỌ Cicadellidae (Hemiptera: Auchenorrhyncha) Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC *Nguyễn Thị Thu Hương1, Bùi Minh Hồng1,*, Phạm Hồng Thái2 Tóm tắt: Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ở miền Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Vườn Quốc gia Tam Đảo, được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành lập năm 1999 với mục đích giải cứu, lưu giữ, nghiên cứu và nhân giống các loài và động thực vật hoang dã Việt Nam, bảo tồn các loài thực vật, nhân nuôi các loài động vật và lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật. Thành phần loài rầy xanh thuộc bộ cánh nửa ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh gồm 20 loài, thuộc 15 giống, 12 tộc, 8 phân họ. Trong đó, có 17 loài được ghi nhận phân bố lần đầu tại khu vực nghiên cứu. Có 6 loài B. addita, D.dorsalis, G. brevis, Th. porrecta, P. nigra, P. nitida ghi nhận mới cho khu hệ ve rầy Việt Nam. Từ khóa: Bộ Cánh nửa, rầy xanh, thành phần loài, Mê Linh, Vĩnh Phúc.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh được thành lập theo Quyết định số 1063/QĐ-KHCNQG ngày 06 tháng 08 năm 1999, nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh, thị xã PhúcYên, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu vực có hệ động vật phong phú với 26 loài thú, 109 loài chim, 27loài bò sát, ếch nhái và 1088 loài côn trùng (Hoàng Anh Tuấn, Trịnh Văn Chung, 2015).Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là bộ sưu tập sống các loài động vật, thực vật của ViệtNam, nơi tiến hành bảo tồn các loài thực vật, nhân nuôi các loài động vật và lưu giữ nguồntài nguyên sinh vật, các nguồn gen động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm. Mặt khác, so với các loài côn trùng khác, các loài rầy xanh thuộc bộ Cánh nửa(Hemiptera) còn ít được nghiên cứu, trên thế giới đã ghi nhận 25.000 loài thuộc hơn 3.200giống (Dietrich, 2004) nhưng phần lớn mới chỉ đề cập đến tên khoa học còn các dẫn liệukhoa học cần thiết khác thì hầu như chưa có hoặc còn phân tán. Tuy nhiên, rầy xanh chủ yếuđóng vai trò gây hại với đời sống con người cũng như các sinh vật khác, nhất là thực vật.Một số loài rầy xanh gây hại nghiêm trọng nhất thuộc phân họ Cicadellinae có khả năngtruyền bệnh do vi khuẩn và làm chết cây chủ thuộc các họ thực vật như: cam quýt, cà phê,nho...(Wilson et al. 2009). Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thành phần của rầy xanh khôngchỉ mang lại những hiểu biết sâu sắc về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọngvà vô cùng thiết thực đối với thực tiễn. Bài báo này công bố danh sách thành phần loài rầyxanh và tần suất xuất hiện của chúng ở các sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu.1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội2Bảotàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam*Email: bui_minhhong@yahoo.com474 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiến hành thu thập mẫu vật vào 4 đợt trong thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng12/2019. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng mẫu vật đã được thu thập từ 4 đợt (tháng05/2007, tháng 07/2008, tháng 05/2010, tháng 06/2018, hiện đang được lưu giữ tại Bảotàng Thiên nhiên Việt Nam). Mẫu được thu theo phương pháp ngẫu nhiên, bắt bằng bẫy đèn hoặc bằng vợtcôn trùng: Vợt côn trùng: Chúng tôi sử dụng vợt có đường kính 60 cm, chiều dài cán vợt có thểthay đổi từ 1-7,5 m tùy vào đối tượng thu thập. Bên cạnh đó chúng tôi cũng kết hợp sửdụng loại vợt có đường kính vòng vợt nhỏ hơn và cán vợt loại ngắn (thay đổi từ 1- 2,5 m)chuyên dùng để thu mẫu trên tán cây thấp, dưới tán cây, trên trảng cỏ, cây bụi. Bẫy đèn: Bẫy đèn được thiết kế gồm một hoặc hai bóng đèn cao áp công suất 250 Wvà một tấm vải trắng kích thước 2 x 2 m được căng lên khung cố định. Sử dụng máy phátđiện là nguồn điện cho bẫy đèn. Bẫy đèn được đặt ở vị trí thoáng, rộng và hướng ánh sángvào khu vực mong muốn. Ngoài ra còn kế thừa các mẫu thu được tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Các sinhcảnh thu mẫu bao gồm: Sinh cảnh suối, sinh cảnh đồi, sinh cảnh vườn. Định loại mẫu vật dựa vào tài liệu các tác giả Dietrich, (2005) và Nilson, (2015) vàtham khảo tại trang web. Mẫu được được lưu trữ và bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiênViệt Nam. Chỉ tiêu theo dõi và tính toán số liệu: Công thức tính độ phong phú của các loài, các họ rầy xanh cho biết % số lượng mẫuthu được của từng loài, từng họ trên tổng số lượng mẫu thu được: Số lượng mẫu của từng loài x 100 Độ phong phú (%) = Tổng số lượng mẫu Mức độ phổ biến của các loài họ rầy xanh được tính theo tần số bắt gặp: Số lần bắt gặp x 100 Tần suất xuất hiện (%) = Tổng số lần điều tra Kí hiệu: - : Rất ít xuất hiện (≤ 20% tần suất bắt gặp) +: Ít xuất hiện (20 - 40% tần suất bắt gặp) ++: Xuất hiện trung bình (≥ 40 - 60% tần suất bắt gặp) +++: Xuất hiện nhiều (≥ 60% tần suất bắt gặp).PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 4753. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tiến hành điều tra các loài rầy xanh trên các sinh cảnh tại Trạm Đa dạng Mê Linh,tỉnh Vĩnh Phúc kết quả được thể hiện ở Bảng 1. Thành phần các loài rầy xanh gồm có 20 loài thuộc 15 giống, 12 tộc, 8 phân họ.Trong đó, phân họ Deltocephalinae có số loài lớn nhất với 7 loài chiếm tỉ lệ 35,00%, thuộc6 giống, 4 tộc. Các phân họ Cicadellinae, Coelidiinae, Euscelinae và Jassinae đều ghi nhậnđược 2 loài chiếm tỉ lệ 10,00%, thuộc 1 giống, 1 tộc. Phân họ Evacanthinae ghi nhận được2 l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bộ Cánh nửa Thành phần loài rầy xanh Loài rầy xanh họ Cicadellidae Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh Bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 15 0 0
-
5 trang 12 0 0
-
Cấu trúc của một số quần xã thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
8 trang 12 0 0 -
4 trang 10 0 0
-
Sinh khối trên mặt đất của một số quần xã thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
8 trang 10 0 0 -
6 trang 10 0 0
-
6 trang 10 0 0
-
5 trang 10 0 0
-
6 trang 9 0 0
-
9 trang 9 0 0