Bài viết "Thành phố Hồ Chí Minh: Con đường xử lý hài hòa lợi ích các nhóm xã hội trên lĩnh vực nhà ở đô thị" cung cấp cho các bạn 6 câu hỏi đang nổi lên trong đời sống xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, 6 câu hỏi là những bài toán lớn là những vấn đề lớn cần giải quyết những vấn đề lớn ở Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phố Hồ Chí Minh: Con đường xử lý hài hòa lợi ích các nhóm xã hội trên lĩnh vực nhà ở đô thị - Nguyễn Quang VinhXã hội học số 3 - 1993 47 Thành phố Hồ Chí Minh: con đường xử lý hài hòa lợi ích các nhóm xã hội trên lĩnh vực nhà ở đô thị NGUYỄN QUANG VINH Tính chất nhậy cảm của vấn đề nhà ở đô thị đã hiện lên đặc biệt rõ nét trong bức tranh biến đổi xã hội củathành phố Hồ Chí Minh được tác động của chính sách đổi mới kinh tế. Nhiều hiện tượng mới (và thách thứcmới) đã xuất hiện trên lĩnh vực giải quyết vấn đề nhà ở đô thị như là những chủ đề do chính cuộc sống đặt racho chương trình nghị sự của tiến trình quản lý phát triển. Có thể nói, trong vòng 4-5 năm trở lại đây, có mộtnhịp gia tốc trong việc phát triển nhà, và đáng chú ý là được xuất phát từ nhiều nguồn lực đa dạng hơn hẳn giaiđoạn trước. Một môi trường mới đã bước đầu được hình thành, mang ý nghĩa giải phóng to lớn. Nó đánh thứcdậy những tiềm năng từ lâu đã ngủ yên. Nó cho phép mở ra nhiều ngả đường mới để giải tỏa những căng thẳngvề cung-cầu trong lĩnh vực nhà ở xử lý một cách hợp lý quan hệ lợi ích của các nhóm khác nhau trong cơ cấu xãhội, góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân đô thị, bao gồm cả các nhóm dân cư có thu nhập thấphoặc rất thấp. Thế nhưng phải thấy rằng những ngả đường đó chỉ mới vừa ló dạng, chúng còn chứa đựng nhiềumâu thuẫn và bất cập. Chúng chỉ trở nên thực sự hữu ích một khi những mâu thuẫn và bất cập đó được xử lýmột cách thích đáng ở nhiều chiều kích, tạo ra một độ an toàn cao, nhờ có các bảo đảm về pháp luật và các quyđịnh dưới luật, bao gồm cả các quyết định có tính pháp lý của quy hoạch đô thị, đặc biệt là đồ án Tổng mặtbằng. Sau một thời gian sơ bộ khảo sát thực địa và tiếp xúc với các giới chức có liên quan, chúng tôi muốn thử nêulên dưới đây sáu câu hỏi đang nổi lên trong đời sống xã hội của thành phố Hồ Chí Minh như là những bài toánlớn cần phải được giải cho vấn đề nhà ở tại đây. Đứng ở góc độ xã hội học mà xét, thì trên tiến trình quản lý vàphát triển nhà ở đô thị theo quan điểm đổi mới, vấn đề đang đặt ra là các tác nhân xã hội chủ yếu (hiển danh hayẩn danh) sẽ nắm giữ vai trò gì trong mối tương tác xã hội ổn định và hợp pháp để phát triển nhà ở. Vào thờiđiểm này, sáu câu hỏi là sáu Vùng vấn đề đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu thấu đáo. Các lời đáp vẫn cònở phía trước. 1. Câu hỏi thứ nhất: Nhà nước đóng vai trò gì trong sự sinh thành của một thị trường nhà ở, đồng thời bảođảm công bằng xã hội trên phương diện này của lĩnh vực dân sinh? Phải thấy rằng chế độ quản lý kiểu cũ đã làm cho vấn đề nhà ở đô thị lâm vào những khó khăn không nhỏ.Quy nhà ở khá phong phú của thành phố này do lịch sử để lại đã chưa được sử dụng thật hợp lý. Một bộ phậnđáng kể đã bị xuống cấp nghiêm trọng, mà không có các nguồn kinh phí (ngoài khoản kinh phí bao cấp luônluôn thiếu hụt) để sửa chữa hoặc nâng cấp. Nhịp độ xây dựng mới diễn ra chậm chạp, và thuộc loại chậm nhấttrong số các đô thị lớn của đất nước, nếu dựa trên một nguồn dữ liệu kiểm tra mẫu về nhà ở năm 1989. Theo cácsố liệu này thì từ 1976 đến 1986 số hộ (được điều tra) tại TP. Hồ Chí Minh đang cư trú trong các căn nhà vừađược xây dựng trong 10 năm đó, chỉ chiếm 14,57% tổng số hộ, trong khi tỷ lệ này tại Hà Nội, Hải Phòng và ĐàNẵng theo thứ tự là 37,1%, 43,3% và 31,8%. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 3 - 199348 Thành phố Hồ Chí Minh ... Với chính sách đổi mới, chỉ trong 2 năm 1991-1992, tại thành phố Hồ Chí Minh diện tích sàn được xâydựng mới đã gần ngang bằng tổng diện tích sàn được xây dựng trong suốt 10 năm trước đó. Hơn 80% diện tíchmới xây dựng trong 2 năm gần đây là do nhân dân bỏ tiền ra tự tổ chức cây dựng lấy. Các chỉ báo nói trên thoạt tiên có thể gây ra cảm giác rằng trong điều kiện dân chúng có thể tự thu xếp ổnthỏa đến như thế, thì vai trò Nhà nước trong lĩnh vực phát triển nhà ở đô thị sẽ chẳng còn là bao nữa. Nhưngnghĩ như vậy là một sự ngộ nhận. Trong các cuộc phân tích tình hình chuyển tiếp chế độ phát triển nhà ở đô thịtại các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở thành phố, tại các hội nghị trong nước và quốc tế về chuyên đề nhà ở được tổchức ở Việt Nam, cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng, luôn luôn có một nhu cầu khách quanđược nêu bật lên: đó là vai trò cực kỳ quan trọng của nhà nước trong sự nghiệp đổi mới lĩnh vực nhà ở. Tính chủđộng của quần chúng và trách nhiệm quản lý phát triển của Nhà nước không hề là hai nhân tố loại trừ lẫn nhau.Trên tinh thần đó, người ta đang ngày cà ...