'Tháo gông' cho vay chứng khoán, bất động sản
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 90.80 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống trong năm 2013 là 12%. Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng với các tổ chức tín dụng (TCTD) để đảm bảo mở rộng tín dụngh đi đôi với an toàn, hiệu quả và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Cùng với đó, NHNN sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay với lĩnh vực không khuyến khích và cho phép các tổ chức tín dụng tự quyết việc cho vay ngắn hạn với các nhu cầu vay ngoại tệ để kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Tháo gông” cho vay chứng khoán, bất động sản “Tháo gông” cho vay chứng khoán, bất động sản Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống trong năm 2013 là 12%. Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng với các tổ chức tín dụng (TCTD) để đảm bảo mở rộng tín dụngh đi đôi với an toàn, hiệu quả và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Cùng với đó, NHNN sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay với lĩnh vực không khuyến khích và cho phép các tổ chức tín dụng tự quyết việc cho vay ngắn hạn với các nhu cầu vay ngoại tệ để kinh doanh xăng dầu, thực hiện xuất nhập khẩu đến hết năm 2013. Theo số liệu của NHNN đưa ra trong cuộc họp chiều nay, tăng trưởng tín dụng của hệ thống năm 2012 đạt khoảng 7%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp 6,81%, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%. Nói về mức tăng trưởng tín dụng trong năm nay, NHNN cho rằng: “Tăng trưởng tín dụng thấp nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương của Chính phủ”. Điều này thể hiệu qua những con số tính đến cuối 20/12, tín dụng tăng 6,45% so với cuối năm 2011; trong đó, tín dụng bằng VND tăng 8,92%, còn tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3,51%, đặc biệt tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm. Cũng tính đến 20/12, dư nợ cho vay bằng VND có mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng 18,7%, giảm so với 65% trước ngày 15/7/2012 – ngày mà Thống đốc NHNN ra lời “hiệu triệu” các ngân hàng đưa mặt bằng lãi suất xuống mức 15%/năm. Đến cuối tháng 9, các TCTD đã xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay với tổng số 252.159 tỷ đồng. Về mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, theo đánh giá của NHNN, là “đã giảm mạnh về mức định hướng của NHNN đề ran gay từ đầu năm, nhưng với lộ trình giảm nhanh hơn dự kiến”. Cụ thể, lãi suất huy động giảm từ 3 - 6%, lãi suất cho vay giảm 5 - 9% so với cuối năm 2011 và đã trở về mức lãi suất cuối năm 2007. Cùng với đó, thanh khoản của hệ thống các TCTD được cải thiện, số dư tiền gửi của TCTD tại Ngân hàng Nhà nước luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND giảm xuống mức khoảng 95%; lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh từ 10 – 11%/năm so với cuối năm 2011 và hiện ổn định ở mức thấp Một điểm đáng chú ý khác là sẽ hoàn thiện mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng như hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ tồn đọng và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Về phía các bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phải hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để sớm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để giúp ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ nhanh chóng, thuận tiện; đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự để bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng và giúp tổ chức tín dụng thu hồi tài sản sớm nhất. Các cơ quan công an, tư pháp và toà án phối hợp đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, giảm nợ xấu và tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Tháo gông” cho vay chứng khoán, bất động sản “Tháo gông” cho vay chứng khoán, bất động sản Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống trong năm 2013 là 12%. Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng với các tổ chức tín dụng (TCTD) để đảm bảo mở rộng tín dụngh đi đôi với an toàn, hiệu quả và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Cùng với đó, NHNN sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay với lĩnh vực không khuyến khích và cho phép các tổ chức tín dụng tự quyết việc cho vay ngắn hạn với các nhu cầu vay ngoại tệ để kinh doanh xăng dầu, thực hiện xuất nhập khẩu đến hết năm 2013. Theo số liệu của NHNN đưa ra trong cuộc họp chiều nay, tăng trưởng tín dụng của hệ thống năm 2012 đạt khoảng 7%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp 6,81%, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%. Nói về mức tăng trưởng tín dụng trong năm nay, NHNN cho rằng: “Tăng trưởng tín dụng thấp nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương của Chính phủ”. Điều này thể hiệu qua những con số tính đến cuối 20/12, tín dụng tăng 6,45% so với cuối năm 2011; trong đó, tín dụng bằng VND tăng 8,92%, còn tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3,51%, đặc biệt tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm. Cũng tính đến 20/12, dư nợ cho vay bằng VND có mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng 18,7%, giảm so với 65% trước ngày 15/7/2012 – ngày mà Thống đốc NHNN ra lời “hiệu triệu” các ngân hàng đưa mặt bằng lãi suất xuống mức 15%/năm. Đến cuối tháng 9, các TCTD đã xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay với tổng số 252.159 tỷ đồng. Về mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, theo đánh giá của NHNN, là “đã giảm mạnh về mức định hướng của NHNN đề ran gay từ đầu năm, nhưng với lộ trình giảm nhanh hơn dự kiến”. Cụ thể, lãi suất huy động giảm từ 3 - 6%, lãi suất cho vay giảm 5 - 9% so với cuối năm 2011 và đã trở về mức lãi suất cuối năm 2007. Cùng với đó, thanh khoản của hệ thống các TCTD được cải thiện, số dư tiền gửi của TCTD tại Ngân hàng Nhà nước luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND giảm xuống mức khoảng 95%; lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh từ 10 – 11%/năm so với cuối năm 2011 và hiện ổn định ở mức thấp Một điểm đáng chú ý khác là sẽ hoàn thiện mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng như hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ tồn đọng và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Về phía các bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phải hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để sớm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để giúp ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ nhanh chóng, thuận tiện; đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự để bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng và giúp tổ chức tín dụng thu hồi tài sản sớm nhất. Các cơ quan công an, tư pháp và toà án phối hợp đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, giảm nợ xấu và tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cho vay chứng khoán đầu tư chứng khoán giao dịch chứng khoán kinh doanh chứng khoán thị trường chứng khoán cho vay đầu tư chứng khoánTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
293 trang 304 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 302 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 298 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 289 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 251 0 0 -
9 trang 242 0 0
-
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 231 0 0 -
Thông tư số 87/2013/TT-BTC 2013
19 trang 225 0 0 -
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CĂN BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
69 trang 224 0 0 -
128 trang 223 0 0
-
13 trang 222 0 0
-
11 trang 213 0 0
-
Nhiều công ty chứng khoán ngược dòng suy thoái
6 trang 207 0 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 206 0 0 -
13 trang 206 1 0
-
6 trang 205 0 0
-
Hiệu ứng động lực trên thị trường chứng khoán Việt Nam
11 trang 179 0 0