THẦY TĂNG MỞ NƯỚC - ĐỊNH MỆNH
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 171.39 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
ĐỊNH MỆNH
Đêm khuya không dám dang chân ruỗi Vì ngại non sông xã tắc xiêu
Lý Công Uẩn. - Cô rảo bước lên, chỉ còn một quãng ngắn nữa thì tới chùa. - Tối quá, không thấy gì cả. - Hết thửa ruộng này thì đến đường cái đã dễ đi rồi. - Khổ quá, chân đau không sao gượng được nữa. Phạm Hồng Thanh vừa nói xong thì chân thụt xuống một cái hố sâu, nàng kêu rú lên một tiếng, ngồi xệp xuống đất. Lê Phùng quờ quạng nắm được tay nàng, toan lôi dậy. Hồng Thanh vừa thở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẦY TĂNG MỞ NƯỚC - ĐỊNH MỆNH ĐỊNH MỆNH Đêm khuya không dám dang chân ruỗi Vì ngại non sông xã tắc xiêu Lý Công Uẩn. - Cô rảo bước lên, chỉ còn một quãng ngắn nữa thì tới chùa. - Tối quá, không thấy gì cả. - Hết thửa ruộng này thì đến đường cái đã dễ đi rồi. - Khổ quá, chân đau không sao gượng được nữa. Phạm Hồng Thanh vừa nói xong thì chân thụt xuống một cái hố sâu, nàng kêu rú lên một tiếng, ngồi xệp xuống đất. Lê Phùng quờ quạng nắm được tay nàng, toan lôi dậy. Hồng Thanh vừa thở vừa nói : - Mệt quá, nghỉ một tí. Lê Phùng đành phải đứng lại. Tuy trời rét như cắt ruột mà mồ hôi chàng chảy ướt cả lưng. Đằng xa ngọn lửa vẫn ngùn ngụt và tiếng trống vẫn bập bùng trong đêm khuya, như hội nhịp với tiếng đập của hai trái tim cùng chung một cảnh ngộ. Đợi một lúc, Lê Phùng lại giục : - Thôi, cố gượng đi, kẻo lạnh lắm. Hồng Thanh gượng đứng dậy đi được vài bước lại ngồi xệp xuống kêu : - Chịu thôi, đau chân lắm. Anh cứ đi trước, mặc tôi ngồi đây, đến sáng tôi sẽ tìm đường về. - Không được, mùa này sương mù rất độc, ở một đêm ngoài trời, nhỡ ngộ cảm thì nguy vô cùng. Dù sao, tôi cũng phải đưa cô đến chùa nghỉ tạm một đêm, mai sẽ hay. Hồng Thanh lặng yên không đáp. Lê Phùng tiếp luôn : - Cô vịn vào vai tôi, bước chầm chậm, cô đừng câu nệ quá mà hỏng cả việc, chấp kinh cũng phải tòng quyền chứ ! Chúng ta đường đường chính chính có việc gì ám muội hại đến gia giáo đâu mà sợ ? Hồng Thanh đành phải nghe lời. Sang đến canh ba thì hai người đến chùa Tiêu Sơn. Một con chó thấy có tiếng chân người sủa ran lên một hồi. Lê Phùng sờ chiếc cổng tán, thấy không đóng, mừng quá vội kéo ra rồi dựng đứng lên, con chó sồ vào cắn vang, rồi có tiếng người đàn bà ngái ngủ hỏi : - Ai mở cổng ? - Tôi. Lê Phùng đây. - A! cậu Phùng, để tôi châm đèn lên cho sáng. Người đàn bà lấy bùi nhùi thổi rồi châm vào dĩa đèn dầu ta để trên nhà Tổ. Lê Phùng dìu Hồng Thanh vào tới nơi, để nàng ngồi lên cái chõng tre ở dưới mái hiên rồi khép cánh cửa lại. - Bà làm ơn cho xin một ít rơm đốt lửa sưởi cho ấm một lúc rồi sẽ nói chuyện. Bà hộ chùa vâng lời, xuống bếp ôm một đống rơm lên, châm lửa đốt. Khi trông thấy Hồng Thanh, bà ngạc nhiên hỏi : - Cô con gái này là ai, hở cậu Phùng? - Cô Hồng Thanh, con gái ông Kim Chung. - Đêm hôm khuya khoắt, cô cậu mang nhau đi đâu ? Lê Phùng thuật lại câu chuyện bị cướp. Bà hộ gật đầu nói : - Thôi được, để cô ta nghỉ ở đây, mai già sẽ đưa về nhà. - Sư ông đâu bà hộ ? - Sư ông đi chơi xa. - Bao giờ về ? - Chóng cũng phải vài ba tháng, có khi hàng năm. Hồng Thanh vừa mệt, vừa đau chân nằm lăn ra ngủ ở ổ rơm, để mặc hai người nói chuyện. Lê Phùng ngồi bó gối cạnh đống lửa, vô tình để rơi mấy giọt nước mắt xuống gò má… Sáng hôm sau, Hồng Thanh lên cơn sốt kịch liệt, khắp người nóng như lửa đốt, mê sảng, nói lảm nhảm luôn miệng. Bà hộ lấy cám đánh gió, và đốt lá ngải để xông. Lê Phùng suốt ngày phục dịch bên giường chỉ lo Hồng Thanh mệnh hệ thế nào thì mang tiếng với họ Phạm. Đến ngày thứ ba thì nàng đã tỉnh và đòi ăn. Lê Phùng bưng cháo lên, nàng húp một bát, thấy người dễ chịu, gượng dậy nói chuyện với bà hộ cho đỡ buồn. Qua một cái Tết tẻ ngắt, ba người sống gần như trơ trọi trong một ngôi chùa hẻo lánh bên cạnh khu rừng nhỏ. Họ chỉ có một ít gạo để trong cóng, mấy lá rau cải ở vường, và một bát vừng. Những tràng pháo nổ trong xóm xa xa như gieo vào tâm hồn họ một nỗi buồn mà riêng những kẻ lưu lạc phương trời mới cảm thấy một cách rõ rệt được. Lê Phùng suốt ngày chỉ ngồi ngắm mấy cánh hoa hải đường trong chậu sứ, ngổn ngang trăm mối bên lòng, phần lo cho thân mình như cánh bèo mặt nước, phần thương cho cảnh huống của Hồng Thanh đang tuổi xuân xanh. Bà hộ như đoán biết tâm trạng của chàng, lựa chiều khuyên giải, trong lúc vui chuyện thường lấy kinh Phật ra diễn giải để cho chàng bớt sự phiền muộn. Mấy hôm sau, Hồng Thanh đã khá nhưng chưa được khỏi hẳn, nên hoãn việc hồi hương. Đến ngày mồng 6, Hồng Thanh nóng biết tin nhà, liền rút chiếc trâm vàng đưa cho bà hộ và dặn rằng : - Bà mang chiếc trâm này sang chợ Đồng, đổi lấy bạc lẻ cho hiệu khách lấy tiền đong gạo, và nhân tiện dò la tin tức nhà tôi thế nào. Bà đừng nói cho ai biết rằng tôi ở đây nhé ! Bà hộ vâng lời, quang gánh đi chợ. Đến sẩm tối thì về chùa, Hồng Thanh mừng rỡ tíu tít hỏi chuyện. Bà thở dài nói : - Mô Phật, ở hiền chẳng gặp lành. Hai người tái mặt hỏi : - Có sự gì thế bà ? - Bà đẻ ra cô mất rồi, nhà cửa cháy sạch. Thấy nói ông nhà ta đã được thả về, nhưng lại đi đâu mất không thấy tin tức gì cả. Hồng Thanh kêu “trời” một tiếng rồi ngã gục xuống đất. Lê Phùng vội vực nàng lên giường, lay gọi mãi mới tỉnh. Nàng rên rỉ than khóc, nguyền rủa bọn cướp luôn miệng. Bà hộ vừa khuyên giải Hồng Thanh vừa nói : - Già thấy người ta xì xào bàn tán về cậu nhiều lắm. Nghe đâu có giấy huyện sắc bắt cậu vì tội tư thông với giặc. Lê Phùng ngẩn người hỏi lại : - Tôi ấy à ? - Thấy nói họ Hoàng khiếu nại thì phải. - Hoàng Phủ Nhâm ! - Thì còn ai nữa. Lê Phùng hầm hầm đập tay xuống giường nói : - Hừ…tôi sẽ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẦY TĂNG MỞ NƯỚC - ĐỊNH MỆNH ĐỊNH MỆNH Đêm khuya không dám dang chân ruỗi Vì ngại non sông xã tắc xiêu Lý Công Uẩn. - Cô rảo bước lên, chỉ còn một quãng ngắn nữa thì tới chùa. - Tối quá, không thấy gì cả. - Hết thửa ruộng này thì đến đường cái đã dễ đi rồi. - Khổ quá, chân đau không sao gượng được nữa. Phạm Hồng Thanh vừa nói xong thì chân thụt xuống một cái hố sâu, nàng kêu rú lên một tiếng, ngồi xệp xuống đất. Lê Phùng quờ quạng nắm được tay nàng, toan lôi dậy. Hồng Thanh vừa thở vừa nói : - Mệt quá, nghỉ một tí. Lê Phùng đành phải đứng lại. Tuy trời rét như cắt ruột mà mồ hôi chàng chảy ướt cả lưng. Đằng xa ngọn lửa vẫn ngùn ngụt và tiếng trống vẫn bập bùng trong đêm khuya, như hội nhịp với tiếng đập của hai trái tim cùng chung một cảnh ngộ. Đợi một lúc, Lê Phùng lại giục : - Thôi, cố gượng đi, kẻo lạnh lắm. Hồng Thanh gượng đứng dậy đi được vài bước lại ngồi xệp xuống kêu : - Chịu thôi, đau chân lắm. Anh cứ đi trước, mặc tôi ngồi đây, đến sáng tôi sẽ tìm đường về. - Không được, mùa này sương mù rất độc, ở một đêm ngoài trời, nhỡ ngộ cảm thì nguy vô cùng. Dù sao, tôi cũng phải đưa cô đến chùa nghỉ tạm một đêm, mai sẽ hay. Hồng Thanh lặng yên không đáp. Lê Phùng tiếp luôn : - Cô vịn vào vai tôi, bước chầm chậm, cô đừng câu nệ quá mà hỏng cả việc, chấp kinh cũng phải tòng quyền chứ ! Chúng ta đường đường chính chính có việc gì ám muội hại đến gia giáo đâu mà sợ ? Hồng Thanh đành phải nghe lời. Sang đến canh ba thì hai người đến chùa Tiêu Sơn. Một con chó thấy có tiếng chân người sủa ran lên một hồi. Lê Phùng sờ chiếc cổng tán, thấy không đóng, mừng quá vội kéo ra rồi dựng đứng lên, con chó sồ vào cắn vang, rồi có tiếng người đàn bà ngái ngủ hỏi : - Ai mở cổng ? - Tôi. Lê Phùng đây. - A! cậu Phùng, để tôi châm đèn lên cho sáng. Người đàn bà lấy bùi nhùi thổi rồi châm vào dĩa đèn dầu ta để trên nhà Tổ. Lê Phùng dìu Hồng Thanh vào tới nơi, để nàng ngồi lên cái chõng tre ở dưới mái hiên rồi khép cánh cửa lại. - Bà làm ơn cho xin một ít rơm đốt lửa sưởi cho ấm một lúc rồi sẽ nói chuyện. Bà hộ chùa vâng lời, xuống bếp ôm một đống rơm lên, châm lửa đốt. Khi trông thấy Hồng Thanh, bà ngạc nhiên hỏi : - Cô con gái này là ai, hở cậu Phùng? - Cô Hồng Thanh, con gái ông Kim Chung. - Đêm hôm khuya khoắt, cô cậu mang nhau đi đâu ? Lê Phùng thuật lại câu chuyện bị cướp. Bà hộ gật đầu nói : - Thôi được, để cô ta nghỉ ở đây, mai già sẽ đưa về nhà. - Sư ông đâu bà hộ ? - Sư ông đi chơi xa. - Bao giờ về ? - Chóng cũng phải vài ba tháng, có khi hàng năm. Hồng Thanh vừa mệt, vừa đau chân nằm lăn ra ngủ ở ổ rơm, để mặc hai người nói chuyện. Lê Phùng ngồi bó gối cạnh đống lửa, vô tình để rơi mấy giọt nước mắt xuống gò má… Sáng hôm sau, Hồng Thanh lên cơn sốt kịch liệt, khắp người nóng như lửa đốt, mê sảng, nói lảm nhảm luôn miệng. Bà hộ lấy cám đánh gió, và đốt lá ngải để xông. Lê Phùng suốt ngày phục dịch bên giường chỉ lo Hồng Thanh mệnh hệ thế nào thì mang tiếng với họ Phạm. Đến ngày thứ ba thì nàng đã tỉnh và đòi ăn. Lê Phùng bưng cháo lên, nàng húp một bát, thấy người dễ chịu, gượng dậy nói chuyện với bà hộ cho đỡ buồn. Qua một cái Tết tẻ ngắt, ba người sống gần như trơ trọi trong một ngôi chùa hẻo lánh bên cạnh khu rừng nhỏ. Họ chỉ có một ít gạo để trong cóng, mấy lá rau cải ở vường, và một bát vừng. Những tràng pháo nổ trong xóm xa xa như gieo vào tâm hồn họ một nỗi buồn mà riêng những kẻ lưu lạc phương trời mới cảm thấy một cách rõ rệt được. Lê Phùng suốt ngày chỉ ngồi ngắm mấy cánh hoa hải đường trong chậu sứ, ngổn ngang trăm mối bên lòng, phần lo cho thân mình như cánh bèo mặt nước, phần thương cho cảnh huống của Hồng Thanh đang tuổi xuân xanh. Bà hộ như đoán biết tâm trạng của chàng, lựa chiều khuyên giải, trong lúc vui chuyện thường lấy kinh Phật ra diễn giải để cho chàng bớt sự phiền muộn. Mấy hôm sau, Hồng Thanh đã khá nhưng chưa được khỏi hẳn, nên hoãn việc hồi hương. Đến ngày mồng 6, Hồng Thanh nóng biết tin nhà, liền rút chiếc trâm vàng đưa cho bà hộ và dặn rằng : - Bà mang chiếc trâm này sang chợ Đồng, đổi lấy bạc lẻ cho hiệu khách lấy tiền đong gạo, và nhân tiện dò la tin tức nhà tôi thế nào. Bà đừng nói cho ai biết rằng tôi ở đây nhé ! Bà hộ vâng lời, quang gánh đi chợ. Đến sẩm tối thì về chùa, Hồng Thanh mừng rỡ tíu tít hỏi chuyện. Bà thở dài nói : - Mô Phật, ở hiền chẳng gặp lành. Hai người tái mặt hỏi : - Có sự gì thế bà ? - Bà đẻ ra cô mất rồi, nhà cửa cháy sạch. Thấy nói ông nhà ta đã được thả về, nhưng lại đi đâu mất không thấy tin tức gì cả. Hồng Thanh kêu “trời” một tiếng rồi ngã gục xuống đất. Lê Phùng vội vực nàng lên giường, lay gọi mãi mới tỉnh. Nàng rên rỉ than khóc, nguyền rủa bọn cướp luôn miệng. Bà hộ vừa khuyên giải Hồng Thanh vừa nói : - Già thấy người ta xì xào bàn tán về cậu nhiều lắm. Nghe đâu có giấy huyện sắc bắt cậu vì tội tư thông với giặc. Lê Phùng ngẩn người hỏi lại : - Tôi ấy à ? - Thấy nói họ Hoàng khiếu nại thì phải. - Hoàng Phủ Nhâm ! - Thì còn ai nữa. Lê Phùng hầm hầm đập tay xuống giường nói : - Hừ…tôi sẽ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam con người việt nam các đời vua lý công uẩn non sông việt namTài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
69 trang 87 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
4 trang 41 0 0