Danh mục

THẦY TĂNG MỞ NƯỚC - GẶP GỠ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.93 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

GẶP GỠĐêm khuya không dám dang chân ruỗi Vì ngại non sông xã tắc xiêuLý Công Uẩn. Năm Canh Ngọ (970), niên hiệu Thái Bình, nguyên niên của Đinh Tiên Hoàng Đế. Gần 20 năm, mười hai vị Sứ quân đánh giết lẫn nhau, dân gian trộm cướp nổi lên như ong. Đức Tiên Hoàng dấy binh ở Hoa Lư dẹp yên các nơi, thống nhứt giang sơn, lập thành một nước tự chủ ở phương Nam. Dân chúng trong thời kỳ loạn lạc, phiêu bạt ở nơi rừng xanh núi đỏ, lục tục kéo nhau về quê hương mưu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẦY TĂNG MỞ NƯỚC - GẶP GỠ GẶP GỠĐêm khuya không dám dang chân ruỗiVì ngại non sông xã tắc xiêuLý Công Uẩn.Năm Canh Ngọ (970), niên hiệu Thái Bình, nguyên niên của Đinh Tiên Hoàng Đế.Gần 20 năm, mười hai vị Sứ quân đánh giết lẫn nhau, dân gian trộm cướp nổi lênnhư ong. Đức Tiên Hoàng dấy binh ở Hoa Lư dẹp yên các nơi, thống nhứt giangsơn, lập thành một nước tự chủ ở phương Nam. Dân chúng trong thời kỳ loạn lạc,phiêu bạt ở nơi rừng xanh núi đỏ, lục tục kéo nhau về quê hương mưu đường sinhkế. Làng mạc lại trở nên sầm uất, chợ búa tấp nập, kẻ bán người mua. Ở dọc sông,thuyền bè đậu như lá tre, phấp phới cánh buồm in trên nền trời xanh ngắt : cảnhtưởng hiện ra vẻ thái bình thịnh trị.Một buổi sáng, tại làng Cổ Pháp, nhà lão Mộc đông nghịt những người. Mấy cụgià ngồi sổm trên chiếc chiếu giữa nhà, xung quanh xúm xít những trai tráng,người nào cũng cao lớn khoẻ mạnh. Cái điếu cầy chuyển từ người này sang ngườikia, thỉnh thoảng lại rít lên từng hồi, nghe rất ròn rã. Lão Mộc, tuy đã quá lục tuần,nhưng nom còn quắc thước lắm, và có tiếng là tay thiện xạ ở vùng này. Chỉ có mộtcái cung và mớ tên, mà lão quanh năm lúc nào cũng phong lưu. Suốt từ cánh rừngTrang Liệt đến dãy núi Tiên Du, rồi vòng về Ve, Húc, Phù Đổng, chỗ nào cũng cóvết chân của lão. Chẳng đêm nào lão chịu về tay không. Ban ngày lão dò vết chânthú rừng, xông vào tận hang để bắt.Thời kỳ các Sứ quân tranh bá đồ vương, lão có giúp Nguyễn Thủ Tiệp giữ TiênDu, vì có tài bách phát bách trúng, nên lão được quân sĩ gọi là tiểu Dưỡng Do Cơ.Lão thờ Nguyễn Thủ Tiệp làm minh chủ, vì lão tin rằng sau này Thủ Tiệp sẽ thànhcông. Lão thường nói với các thủ hạ rằng : “Nguyễn Lịnh Công (tức Thủ Tiệp) đinhư rồng, bước như cọp, tính hiếu sát, nhưng biết dùng người, đúng là chân mệnhthiên tử. Chúng ta xuất thân áo vải, hết lòng phò chúa, dựng nghiệp lớn cho bỏ lúcnằm gai nếm mật. Ta dẫu chẳng có tài như Ngô Khởi, Hàn Tín, nhưng nếu sau nàygiang san thu về một mối, Lịnh Công khoác áo Hoàng Bào lên ngôi Cửu Ngũ, thìta cũng được vào địa vị Khai Quốc Công Thần, liệu kém gì Khương Thái Công,khai sáng cơ nghiệp nhà Chu ?”Kịp đến khi Nguyễn Thủ Tiệp bị chết về tay Vạn Thắng Vương, lão thấy lòng dânđã ngã về họ Đinh rồi, nhưng muốn đền ơn tri ngộ của chủ, nhất định lão khôngchịu về hàng Vạn Thắng Vương, trở về quê, lấy săn bắn làm kế sinh nhai. Lãokhông có vợ con, không người thân thích.Hôm ấy, lão mời dân làng đến nhà là vì lão vừa có người cho biết có một con hổđã về rừng Báng được vài hôm nay. Và lão muốn tổ chức một cuộc săn lớn để bắtmãnh thú. Giữa đám đông, lão dõng dạc chỉ tay bảo một thanh niên đứng dựa cột :- Thế nào! Chú Tư Chiềng, chú hãy kể lại cho chúng ta nghe câu chuyện của chúgặp hổ ra sao! Cứ thực mà nói, nghe chưa!Bấy giờ mọi người mới để ý Tư Chiềng, hắn trạc độ 19, 20 tuổi, người cao lớn, dangăm ngăm đen, tóc búi ngược. Hắn mặc một cái áo nâu ngắn cũn cỡn, cộc tay vàđóng một chiếc khố bằng vải thâm ruộm bùn. Những bắp thịt cuồn cuộn nổi lên ởcánh tay, dóng chân, trông rắn chắc như thanh sắt nguội. Trông hắn đứng vữngvàng như pho tượng đá ở trước cửa chùa, dũng mãnh như con ngựa sung sức cóthể một ngày đi được dăm trăm dặm mà không biết mỏi.Tư Chiềng cất tiếng nói, giọng oang oang như lệnh vỡ :- Canh ba đêm qua, tôi dạo vào rừng định kiếm ít củi về đun. Khi đến gò ÔngĐống thì thoáng nghe tiếng sột sạt, rồi từ trong bụi chiếu ra hai ngọn đèn đỏ rực.Tôi đi rừng nhiều nên biết là mắt hổ. Tôi vội vàng giữ vững chuôi dao đứng thủthế. Con hổ vụt nhảy qua đầu tôi rồi biến vào rừng mất.Mọi người đều cười ồ lên. Một cụ già, giơ tay vẫy vẫy mấy cái rồi hỏi :- Thế chưa giáp chiến à ?- Chưa! Hổ chạy mất rồi còn đâu mà đánh?- Chú xem nó có to không?- Trời tối, trông không rõ, nhưng cũng phải bằng trâu mọng, vì lúc hổ nhảy, luồnggió rất mạnh.Lão Mộc ngắt lời :- Được rồi, thế là đủ! Vậy chúng ta bàn cách xem nên bắt sống hay đánh chết. Aicó ý kiến gì, xin cho biết ?Một thanh niên nối lời :- Chúng ta chia làm 4 toán, mỗi toán độ mươi người, dùng tên nỏ bắn. Đợi khi hổyếu rồi, bỏ nỏ dùng dao sắc xông vào chém là được.Có tiếng nói từ dưới thềm đưa lên :- Không xong rồi. Trong rừng cây cối um tùm, dây leo chằng chịt, tên nỏ bắnkhông khéo chỉ cắm vào thân cây, chưa chắc đã trúng hổ.Một thanh niên khác tiếp :- Ta huy động hết các tráng đinh trong làng chia thành từng toán độ năm ngườimột, dùng toàn mắc sắc, dao nhọn. Hễ toán nào gặp hổ thì xông vào đâm rồi rúc tùvà báo hiệu để những toán khác vào tiếp sức.Một cụ già ngắt lời :- Cũng không xong nốt. Sức hổ mạnh bằng cả một đội quân, năm ba người thìthấm vào đâu mà đâm với chém. Đánh hổ, ta chỉ nên dùng mưu, chứ cậy khoẻ thìtoi mạng ngay. Tôi có cách này : đào hố chông gai để bẫy không sợ nguy hiểm.Có tiếng phản đối :- Dùng bẫy lâu lắm, ta nên lợi dụng lúc hổ còn lạ rừng, đánh ngay thì hơn. Muốntránh sự xung đột với h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: