Danh mục

THẦY TĂNG MỞ NƯỚC - SỐ PHẬN

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.78 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

SỐ PHẬNĐêm khuya không dám dang chân ruỗi Vì ngại non sông xã tắc xiêuLý Công Uẩn. Một buổi chiều con đường từ làng Gióng đến Cổ Pháp đã thưa người đi lại.Ánh nắng đã nhạt dần, đàn mục đồng thủng thỉnh đánh trâu về làng, nghêu ngao hát.Tiếng trống thu không đã đổ hồi, giữa cảnh tịch liêu của đồng ruộng trong khung cảnh xam xám của hoàng hôn.Hôm ấy xóm “Lòng Lợn” cũng kém vẻ nhộn nhịp, mặc dầu là ngày áp phiên chợ Gióng. Một vài người khách thương ngồi trên chõng tre hóng mát, nói chuyện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẦY TĂNG MỞ NƯỚC - SỐ PHẬN SỐ PHẬNĐêm khuya không dám dang chân ruỗiVì ngại non sông xã tắc xiêuLý Công Uẩn.Một buổi chiều con đường từ làng Gióng đến Cổ Pháp đã thưa người đi lại.Ánh nắng đã nhạt dần, đàn mục đồng thủng thỉnh đánh trâu về làng, nghêu ngaohát.Tiếng trống thu không đã đổ hồi, giữa cảnh tịch liêu của đồng ruộng trong khungcảnh xam xám của hoàng hôn.Hôm ấy xóm “Lòng Lợn” cũng kém vẻ nhộn nhịp, mặc dầu là ngày áp phiên chợGióng. Một vài người khách thương ngồi trên chõng tre hóng mát, nói chuyệnphiếm. Một chiếc đèn to treo ở giữa quán bán hàng cơm, ném ra một ánh sángvàng vọt xuống hai dãy giường tre kê giáp lưng vào tường, để ở giữa một lối đirộng. Mọi bận thì những giường đó đã chật ních những khách trọ, vì họ tính cầnphải ở lại xóm Lòng Lợn một đêm để hôm sau kịp đi chợ Gióng.Tại sao lại gọi là xóm Lòng Lợn? Nguyên trước kia, ở đấy chỉ có mấy căn nhà látồi tàn để bọn hành khất trú chân. Chúng tụ họp đông đúc, ăn uống chè chén rồisinh sự đánh nhau, có khi gây ra án mạng. Đào Cam Mộc có lần đi kinh lý qua,thấy thế, ra lệnh cấm ngặt không cho lai vãng, hội họp nữa. Được ít lâu có một giađình gồm hai vợ chồng và ba đứa con trai đến ở làm nghề bánh đa. Năm sau mộtngười đàn ông đến bỏ tiền thuê dựng một ngôi hàng cơm chứa trọ. Khách đườngqua lại thấy chủ quán lịch thiệp, nhà cửa sạch sẽ, rủ nhau vào ăn uống rất đông.Chủ quán có tên đầu bếp, nấu nướng rất giỏi, lại thạo về món lòng lợn tiết canh,nên tiếng lành đồn xa, người ta gán ngay cho cái tên xóm Lòng Lợn. Ngôi hàngcơm vì thế mà mỗi ngày một thịnh vượng, rất được tín nhiệm của khách. Chủ quáncũng là tay học thức, lại thêm tính tình hào hiệp, lời ăn tiếng nói uyển chuyển dịudàng, vẻ phong lưu tiêu sái khác hẳn người thường.Trong nhà, chậu hoa, cây cảnh, giả sơn một ngọn đặt trong cái bể con đủ cả đìnhchùa miếu mạo, ngư ông quăng lưới, tiều phu gánh củi, phong cảnh u nhã ưa nhìn.Chủ quán tự làm một đôi câu đối dán ở cánh cửa :Vui với Giang Sơn ba chén rượuGóp cùng Tuế Nguyệt mấy vần thơ.Nét chữ tươi như hoa, ai trông thấy cũng tấm tắc khen ngợi. Đôi khi có người tòmò hỏi đến gia thế. Ông ta trả lời rằng :- Tiện nội mất sớm, đường tử tức cũng muộn màn. Tôi muốn tục huyền nhưngchưa kiếm được người vừa ý.- Giai nhân trong thiên hạ thiếu gì, ông muốn người như thế nào ?- Tôi năm nay gần 50 tuổi, tinh thần cũng suy nhược nhiều. Vả tính tôi không hiếusắc, thì cần gì tìm người đẹp. Nếu duyên trời dun rủi, gặp một quả phụ nào họcrộng, tài cao, tôi xin kết bạn tri kỷ, sớm tối chén rượu cuộc cờ, thì lúc chết cũngkhông oán hận gì.Thấm thoát gần 6 năm…cho đến một buổi chiều. Cũng như mọi ngày, chủ quánbắt ghế ngồi hóng mát ở vệ đường, đón mời khách qua lại.Cảnh thôn quê buồn bã, lặng lẽ chìm vào trong bóng tối. Thỉnh thoảng luồng giómát nhè nhẹ lướt qua làm cho mọi người lại khoan khoái dễ chịu. Mảnh trăng bạcđã dần nhô khỏi đầu núi, treo lơ lững giữa màn xanh xanh của da trời.Chủ quán và khách hàng đang chuyện trò vui vẻ không để ý đến một người đànông, tay cầm chiếc gậy to sù, đứng ngơ ngẩn trước cái quầy kê ở gần cửa ra vào.Tên tửu bảo lúc bấy giờ đang kiểm điểm bát đũa, thấy dáng điệu khả nghi củangười kia, hất hàm hỏi rằng :- Ông muốn gặp chủ nhân tôi chắc ?Người ấy gật đầu trả lời :- Phải.Giọng nói thều thào có vẻ mệt nhọc vô cùng.Tên tửu bảo để ý nhìn khách, rồi mỉm cười một cách chế nhạo :- Chủ nhân tôi giao du rất rộng, gặp quý khách thật thoả lòng khát vọng.Người đàn ông nhận thấy lời nói hàm súc mọi ý nghĩa trào lộng, bỗng chạm đếnlòng tự ái, quắc mắt đập tay xuống bàn quát to :- Ngươi đừng có vô lễ, muốn nếm quả phật thủ này chắc.Chủ quán thấy to tiếng, vội chạy vào mắng tửu bảo, rồi xin lỗi khách. Người đànông vẫn còn giận, nói tiếp :- Chúng tôi dẫu nghèo nhưng cũng có thể trả được tiền trọ. Tên kia hỗn sược, dámkhinh rẻ áo rách, thật không phải giống người.Chủ quán tươi cười chắp tay nói :- Xin quý khách bớt giận, vào nghỉ chân xơi nước, chúng tôi sẽ có lời thưa sau.Người đàn ông có vẻ hài lòng bước vào trong quán.Bấy giờ mọi người mới để ý đến cách phục sức của khách.Hắn mặc một cái áo cánh nâu đã bạc màu, vá chằng chịt những mụn vải đen,miếng to miếng nhỏ, trông rất ngộ nghĩnh, buồn cười. Cái quần ngắn cũn cỡn,buông tới ngang ống chân, rách một chỗ rộng ở đùi. Hắn đeo một cái bị đã cũ,không biết đựng gạo hay quần áo. Chiếc nón xơ cả lá, vành sén đi sén lại tròn nhưcái nồi đất núp trên đầu, không đủ che bộ mặt đen sạm vì nắng.Cả cái hình thức tồi tàn ấy, đã tố cáo một đời sống lam lũ, bên cạnh những đốngrác bẩn thỉu, hôi hám. Con người ấy có lẽ luôn luôn bị đói rét hành hạ tàn nhẫn,nên khi hắn ngửi thoáng thấy hơi cơm đưa ở nồi ra, mắt hắn bỗng sáng lên vàchăm chú nhìn về phía bọn khách đang ngồi đánh chén ở giường.Chủ quán vồn vả hỏi :- Quý khách có xơi gì không ?Hắn ném một câu gọn thon lỏn :- Ăn cơm.Tên tửu bảo bưng chiếc mâm gỗ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: