Danh mục

Thể loại trong Phương Đình Vạn lí tập của Nguyễn Văn Siêu

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.35 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương Đình Vạn lí tập của Nguyễn Văn Siêu được sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Hoa năm 1849. Thi tập bao gồm các thể bài luật, tuyệt cú, trường thiên, hành, khúc, ca, đoản ca. Mỗi thể loại đều kết tinh vẻ đẹp của thi tập được được xếp vào hàng sách mới (tân thiên) và tài năng thi ca đến độ được người đời ngưỡng mộ (vi thì tuấn vọng).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thể loại trong Phương Đình Vạn lí tập của Nguyễn Văn Siêu JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 22-29 THỂ LOẠI TRONG PHƯƠNG ĐÌNH VẠN LÍ TẬP CỦA NGUYỄN VĂN SIÊU Nguyễn Thị Thanh Chung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: thanhchungdhsp@yahoo.com.vn Tóm tắt. Phương Đình Vạn lí tập của Nguyễn Văn Siêu được sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Hoa năm 1849. Thi tập bao gồm các thể bài luật, tuyệt cú, trường thiên, hành, khúc, ca, đoản ca. Mỗi thể loại đều kết tinh vẻ đẹp của thi tập được được xếp vào hàng sách mới (tân thiên) và tài năng thi ca đến độ được người đời ngưỡng mộ (vi thì tuấn vọng). Từ khóa: Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Vạn lí tập, thể loại, bài luật, tứ tuyệt, trường thiên.1. Mở đầu Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872), tên khác là Định, tự là Tốn Ban, hiệu là PhươngĐình và Thọ Xương cư sĩ, thụy là Chí Đạo. Ông trước tác về địa lí, lịch sử, tư tưởng, thơvăn với những tác phẩm như Đại Việt địa dư toàn biên, Phương Đình văn loại, PhươngĐình tùy bút lục, Phương Đình thi tập. Riêng về thơ ca, Nguyễn Văn Siêu sáng tác hơnmột nghìn bài thơ chữ Hán với bốn tập thơ chính gồm Vạn lí tập, Anh ngôn tập, Lưu lãmtập, Mạn hứng tập [4,1]. Phương Đình Vạn lí tập ra đời trên đường đi sứ Trung Hoa năm1849 đã thể hiện một phần tài thơ của người hay chữ bậc nhất nước ta ở thế kỉ XIX. Trongbài viết này, chúng tôi xin tìm hiểu về thể loại của thi tập.2. Nội dung nghiên cứu Ở Trung Quốc, thơ trước thời Đường thường gọi cổ thi, thơ sau thời Đường phânchia thành hai loại là cận thể thi và cổ thể thi. Cận thể thi cũng gọi kim thể thi, có cáchluật nhất định. Cổ thể thi thường gọi cổ phong, dựa vào cách viết của cổ thi mà thành,hình thức tương đối tự do, không chịu ràng buộc theo cách luật. Theo số chữ trong câuthơ có thơ tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Từ thời Đường trở đi, thơ tứ ngôn, lụcngôn rất ít gặp nên thường chia thành ngũ ngôn và thất ngôn. Ngũ ngôn cổ thể, thất ngôncổ thể gọi tắt là ngũ cổ, thất cổ. Ngũ ngôn luật thi, thất ngôn luật thi gọi là ngũ luật (hạnđịnh 8 câu 40 chữ), thất luật (hạn định 8 câu 56 chữ). Vượt qua 8 câu gọi là trường luậthoặc bài luật. Trường luật thông thường đều là ngũ ngôn thi. Thơ chỉ có bốn câu gọi làtuyệt cú (ngũ tuyệt 20 chữ, thất tuyệt 28 chữ). Tuyệt cú phân thành luật tuyệt và cổ tuyệt.Luật tuyệt chủ yếu chịu sự hạn định của luật bằng trắc, cổ tuyệt thì không.22 Thể loại trongPhương Đình Vạn lí tập của Nguyễn Văn Siêu Phương Đình Vạn lí tập có 182 bài thơ gồm Ngũ ngôn luật tuyệt (09 bài), Thất ngônluật tuyệt (30 bài), Ngũ luật (63 bài), Thất luật (60 bài), Trường thiên (15 bài), Hành (02bài), Khúc (01 bài), Ca (01 bài), Đoản ca (01bài). Nhìn chung, mỗi thể loại đều có nhữnggiá trị riêng trong sự thành công của thi tập. Thể bài luật mang nét độc đáo của thơ đisứ, phần nào thể hiện tính cách con người thi nhân. Thể tuyệt cú nổi bật với vẻ đẹp thiênnhiên ấn tượng và những “khoảng trống ngữ nghĩa”. Thể trường thiên cổ phong, trườngluật, hành, ca có thế mạnh chiếm lĩnh thiên nhiên, bộc lộ cảm xúc, suy tưởng. Thể khúcvà đoản ca là sự phóng khoáng của hồn thơ và ngôn từ giàu tính nhạc. . .2.1. Thể bài luật Thơ theo thể bài luật trong Vạn lí tập thường mang vần bằng, chính đối, bằng trắctheo biệt lệ nhị - tứ - lục phân minh. Thể thơ này thể hiện những nội dung đa dạng, phongphú gồm thiên nhiên gắn liền một hành trình với những bài như Đăng Đoàn Thành sơn,Long Giang khẩu, Thanh Sơn tháp, Đăng Tượng Tị sơn lâu. . . ; dấu tích lịch sử nhuốm tâmtrạng hoài cổ với những bài như Tuyên Hoá vịnh hoài cổ tích, Hoàng Châu yết Mã PhụcBa tướng quân miếu, Vĩnh Châu hoài Liễu Tử Hậu di tích, Tiên hiền Tử Cống từ. . . ; cảnhsống người dân với những bài như Thành Sơn, Vĩnh Thuần bạc chu, Quý Huyện thành chuthứ hứng tác, Chiêu Bình huyện tức cảnh... ; tâm sự về cá nhân nhà thơ với những bài nhưBán dạ đáo gia, Đồng sứ bộ phát Nhĩ Hà, Nam Quan kỉ biệt, Toàn Châu trừ tịch. . . ; tươnggiao, thù tạc với những bài như Giáp phó Trinh Thúc Mai đài tặng cú hữu khởi dư ngữkinh quý đáp tạ, Họa Đoản tống Hà Nam thái thú Vận Sinh Giả Trăn tứ thủ nguyên vận,Họa Vấn Mai “Thưởng cúc” nguyên vận. . . Thơ đi sứ có vị trí riêng trên thi đàn dân tộc bởi những nét độc đáo trong nội dungvà nghệ thuật. Vạn lí tập cũng góp phần tạo ra vẻ đẹp riêng này bằng khả năng đặc tảkhung cảnh thiên nhiên trên hành trình và diễn biến tâm trạng của thi nhân. Đây là hànhtrình và tâm trạng của thi nhân khi rời Tầm Châu: Chữ Hán Dịch nghĩa Hiểu dữ Linh Sơn biệt, Sáng cùng Linh Sơn từ biệt, Hàn Giang dạ vũ thu. Hàn Giang mưa đêm ngớt dần. Bạch vân tự lưu thuỷ, Mây trắ ...

Tài liệu được xem nhiều: