Nước ta nằm trong miền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, thảm thực vật hết sức phong phú, trong đó có các cây cỏ được dùng làm thuốc. Cây thuốc và những vị thuốc y học dân tộc chính là thế mạnh của ngành dược chúng ta trong giai đoạn hiện nay và cả tương lai. Tiềm năng to lớn Điều đáng nói là, cùng với bề dày lịch sử của dân tộc, kho tàng các cây thuốc và vị thuốc này ngày càng lớn lên, phong phú và đa dạng hơn. Tính đến nay theo tài liệu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế mạnh dược liệu Thế mạnh dược liệuNước ta nằm trong miền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều,thảm thực vật hết sức phong phú, trong đó có các cây cỏ đượcdùng làm thuốc. Cây thuốc và những vị thuốc y học dân tộcchính là thế mạnh của ngành dược chúng ta trong giai đoạn hiệnnay và cả tương lai.Tiềm năng to lớnĐiều đáng nói là, cùng với bề dày lịch sử của dân tộc, kho tàngcác cây thuốc và vị thuốc này ngày càng lớn lên, phong phú vàđa dạng hơn. Tính đến nay theo tài liệu của Viện Dược liệu,chúng ta đã tiến hành điều tra và thống kê được 3948 loài cây vànấm lớn có công dụng làm thuốc. Như vậy, số lượng cây thuốcđã vượt xa so với 20 năm trước đây, trong đó có những cây rấtđáng chú ý (mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ) như xạ đen,móc mèo, lược vàng... và còn biết bao cây thuốc khác vẫn nằmrải rác trong dân gian hoặc trong những y thư gia truyền. Cán bộ Viện Dược liệu điều tra cây thuốc ở Phan - xi - phăng (Lào Cai). Ảnh: Trung HiếuChúng ta có cả một kho tàng kinh nghiệm thành văn hoặc bấtthành văn trong việc trồng trọt, thu hái, chế biến, bảo quản và sửdụng các cây thuốc để phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng caosức khoẻ cho con người. Cùng với thời gian, kho tàng kinhnghiệm này đã tồn tại, phát triển và được kiểm nghiệm khắt khebởi thực tiễn.Những người làm việc trong các doanh nghiệp dược hẳn cũngnhớ câu chuyện thu tiền tỷ từ việc chiết xuất maniferin, một hợpchất có tác dụng chữa bệnh zona vào những năm 80 của thế kỷtrước và đến nay chúng ta đã có thể sản xuất nguyên liệumangiferin đạt độ tinh khiết 98 % - 101%, xuất khẩu sang Ngacả nguyên liệu và thuốc thành phẩm với trị giá khoảng 1 triệuUSD/năm.Theo nhiều nhà nghiên cứu dược liệu, trong kho tàng thực vậtnước ta không chỉ có xoài mà còn hàng trăm loài dược liệu cóchứa hàm lượng lớn những hoạt chất quý giá dùng để sản xuấtnguyên liệu bào chế thuốc thành phẩm như Taxol trong câythông đỏ; Rurin và Troxerutin trong hoa hòe dùng để sản xuấtthuốc làm bền thành mạch, dự phòng và trị liệu các bệnh lý xuấthuyết ; Curcumin và Quercetin trong nghệ dùng để sản xuấtthuốc phòng chống khối u, hỗ trợ điều trị ung thư, viêm loét dạdày tá tràng...;Shikimic acid trong tinh chất hoa hồi dùng để sản xuấtOseltamivir Phosphate có tác dụng phòng chống virus cúmA/H5N1 và H1N1, mối đe dọa lớn với thế giới và Việt Nam(đến nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất OseltamivirPhosphate từ acid Shikimic, phân lập từ quả hồi trên quy môphòng thí nghiệm), Artemisinin trong thanh hao hoa vàng phụcvụ sản xuất thuốc phòng chống sốt rét, đáp ứng nhu cầu thuốctrong nước và tham gia xuất khẩu ; Vinblastin, Vincristin,Vindolin và Catharanthin từ cây dừa cạn làm nguyên liệu sảnxuất thuốc điều trị bệnh ung thư ;Sterol trong đậu tương dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sảnphẩm bổ sung dinh dưỡng và bán tổng hợp các chất nhưTestosteron propionat, Ethinylestetradiol, DHEA; Carotenoid đểlàm thuốc chống lão hóa, chống ung thư từ quả gấc và hoa cúcvạn thọ ; Lutein, Zeaxanthin từ hoa cúc vạn thọ để làm nguyênliệu bào chế thuốc Vicuva; Rotundin trong củ bình vôi dùng làmthuốc an thần, trấn tĩnh; Glycosid từ quả mướp đắng để sản xuấtthức ăn chức năng làm giảm hàm lượng đường trong máu...Túi “ba gang” cho ngành công nghiệp dượcVới một tiềm năng hết sức to lớn, nếu có một đường hướngđúng đắn và mạnh dạn, công nghệ đầu tư hiện đại và tiên tiến,đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao và chuyên nghiệp thìchúng ta có thể tạo ra một sức bật mới, một sự chuyển biến vềchất cho công cuộc phát triển công nghệ chiết xuất dược liệu, cóthể làm được cái gọi là may “túi ba gang” cho ngành công ngiệpdược. Điều đáng mừng là, Đề án “Phát triển công nghiệp dượcvà xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Namgiai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đã xác định :xây dựng cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu đểđảm bảo 20% nhu cầu hoạt chất cho sản xuất thuốc vào năm2015 và 30% vào năm 2020. Phân tích định tính hoạt chất từ cây thông đỏ bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC. Ảnh: Kim LiênCũng trong năm 2007, Thủ tướng đó có quyết định số 43 và 61về phát triển công nghiệp dược, trong đó có đề cập đến các vấnđề tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở chiết xuất tinh khiếtcác hoạt chất từ dược liệu với mục tiêu là : Nghiên cứu tạo ranhững công nghệ có chất lượng cao ở trong nước, kết hợp vớinhập khẩu, làm chủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đạicủa nước ngoài để sản xuất nguyên liệu hoá dược phục vụ ngànhcông nghiệp dược và công nghiệp bào chế thuốc chữa bệnh, tiếntới chủ động sản xuất thuốc ở trong nước ; nghiên cứu khai thácvà sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết tách, tổnghợp hoặc bán tổng hợp được từ các nguồn dược liệu và tàinguyên thiên nhiên quý giá và thế mạnh của nước ta, phục vụ tốtcông nghiệp bào chế một số loại thuốc đặc thù của Việt Na ...