Danh mục

Thêm một luận giải về các giải pháp quản lý mại dâm ở nước ta hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 949.80 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày thực trạng và các cách tiếp cận; các giải pháp quản lý mại dâm hiện nay; dư luận xã hội về mại dâm và quản lý mại dâm và đề xuất một số khuyến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thêm một luận giải về các giải pháp quản lý mại dâm ở nước ta hiện nay Xã hội học 2 (130), 2015 104 THÊM MỘT LUẬN GIẢI VỀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠI DÂM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TRỊNH DUY LUÂN 1. Thực trạng và các cách tiếp cận Thực trạng mại dâm và quản lý mại dâm ở nước ta qua các số liệu thống kê vàcác cuộc điều tra chọn mẫu gần đây cho thấy bất chấp các nỗ lực và biện pháp “phòng,chống” của các cơ quan chức năng, số lượng người bán dâm và mua dâm những nămvừa qua vẫn không ngừng gia tăng (Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, 2012b). Động cơkinh tế, thu nhập cao đóng vai trò chủ yếu trong thu hút người bán dâm hành nghề(trên 85,8% người bán dâm khẳng định động cơ này). Tỷ lệ cao những người bán dâmlà tự nguyện, không phải do bị cưỡng ép (66% làm việc độc lập). Các biểu hiện vàhình thức bán dâm mới, hiện đại gia tăng (với việc sử dụng các phương tiện thông tinhiện đại, tinh vi), gây nhiều khó khăn hơn cho việc theo dõi và quản lý. Ảnh hưởngcủa hiện đại hóa, thay đổi hệ giá trị, cách mạng tình dục, phân tầng xã hội, làm chocác quan niệm về tình dục và mại dâm mang tính hiện đại hơn, nhất là trong giới trẻ(Nguyễn Hữu Dũng, 2014; UNFPA, 2010). Tất cả những đặc điểm trên, cùng với những luận chứng khác đang đòi hỏi cần phảitìm ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả hơn trong quản lý mại dâm ở nước ta hiện nay. Về mặt lý luận, tìm hiểu các cách tiếp cận khác nhau về mại dâm cũng giúp soi sángbản chất nhiều chiều cạnh, phức tạp của mại dâm cũng như các xu hướng ứng xử và quảnlý đối với mại dâm trên thế giới hiện nay. Cách tiếp cận xã hội học, mại dâm là một hiện tượng xã hội - tự nhiên, bắt nguồn từnhững quy luật của giới tự nhiên và xã hội, như F. Engels đã nhắc đến và luận giải trongcông trình kinh điển nổi tiếng từ hơn một thế kỷ qua: “Lịch sử của gia đình, của chế độ tưhữu và của nhà nước” (1884). Tính tự nhiên, phổ biến này của mại dâm cũng được phảnánh thông qua ý thức của các nhóm xã hội khác nhau qua các nghiên cứu xã hội học. Tiếp cận kinh tế học chỉ ra mại dâm là một ngành của “kinh tế ngầm” rất “béo bở”và thu nhập cao (một nghịch lý) đối với người hành nghề, là động lực mạnh nhất, bất chấpcác rủi ro thể chất và tinh thần, đối với phụ nữ hành nghề mại dâm. Tiếp cận đạo đức thống trị từ hàng trăm năm nay dựa trên các quan niệm về giá trịcũ mà thực chất là sự thống trị của nam giới đối với phụ nữ và bất bình đẳng giới tronglĩnh vực tình dục, ngày nay đang bị thách thức thức bởi những giá trị mới trong thời đạihiện đại hóa, toàn cầu hóa và cách mạng tình dục, đặc biệt là trong giới trẻ. GS.TS, Viện Xã hội học. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Trịnh Duy Luân 105 Những quan điểm của y tế công cộng thiên về ủng hộ các giải pháp góp phần giảmthiểu tác hại của mại dâm đối với các cá nhân, cộng đồng và xã hội trước đại dịchHIV/AIDS và nguy cơ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs). Tiếp cận giới, đặc biệt những nhà nữ quyền đã thể hiện sự phản đối mạnh mẽ nhấtđối với mại dâm và việc khách mua dâm (thường là đàn ông), luôn được “nhẹ tay” hơnngười bán dâm trong xử phạt và sự kỳ thị. Tiếp cận pháp luật đã chia tách rõ ràng trong mại dâm các yếu tố “tệ nạn” (ngườimua và người bán dâm) và yếu tố “tội phạm” (môi giới, bảo kê, tổ chức, kinh doanh) đểxử lý, quản lý theo pháp luật (Trịnh Duy Luân, 2014). 2. Các giải pháp quản lý mại dâm hiện nay Phần lớn các quốc gia trên thế giới (160/180 nước) không chấp nhận mại dâm.Song cũng tồn tại các quan điểm và cách giải quyết khác nhau đối với mại dâm. Chođến nay, trên thế giới có thể phân ra ba nhóm quan điểm chính đối với mại dâm: 1. Coi mại dâm là một nghề, nhưng có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua cấpphép/môn bài, nộp thuế; bắt buộc khám chữa bệnh, quy định các địa điểm được phéphành nghề. 2. Coi mại dâm là bất hợp pháp, là tệ nạn xã hội, sai lệch về chuẩn mực đạo đứctrong xã hội và là nguyên nhân huỷ hoại kỷ cương, trật tự xã hội. 3. Không coi mại dâm là một nghề, nhưng đó là một hiện tượng xã hội tồn tại ngoàiý muốn của Nhà nước và xã hội, do đó không thể triệt tiêu được. Tương ứng với ba quan điểm như vậy là ba loại giải pháp quản lý đối với mại dâm: 1. Hợp pháp hóa mại dâm, công nhận đó là một nghề; tổ chức ra các “Khu đèn đỏ”,tập trung mại dâm ở đó để quản lý. 2. Coi mại dâm là bất hợp pháp, thậm chí “hình sự hóa” mại dâm, sử dụng các chiếnlược, chương trình, biện pháp để “truy quét”, “triệt phá”, thủ tiêu các hoạt động, tụ điểm liênquan đến mại dâm (những người mua/bán dâm, môi giới, kinh doanh, bảo kê cho mại dâm). 3. Không công nhận mại dâm là mộ ...

Tài liệu được xem nhiều: