Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái Tông
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 174.55 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái TôngTrần Thái TôngTrẫm thầm nhủ: Phật không chia Nam Bắc, đều có thể tu mà tìm; tính người có trí ngu, cũng nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì vậy, phương tiện dẫn dụ đám người mê muội, con đường tắt sáng tỏ lữ tử sinh, ấy là đại giáo của Đức Phật. Đặt mực thước cho hậu thế; làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh.Cho nên Lục tổ (có nói): "Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau. Như thế đủ biết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái Tông Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái Tông Trần Thái Tông Trẫm thầm nhủ: Phật không chia Nam Bắc, đều có thể tu mà tìm; tính người cótrí ngu, cũng nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì vậy, phương tiện dẫn dụ đám ngườimê muội, con đường tắt sáng tỏ lữ tử sinh, ấy là đại giáo của Đức Phật. Đặt mựcthước cho hậu thế; làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh. Cho nên Lục tổ (có nói): Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau.Như thế đủ biết đại giáo của Đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại chođời, thế thì nay lẽ nào trẫm không coi trách nhiệm của tiên thánh là trách nhiệmcủa mình, giáo lý của Đức Phật là giáo lý của mình ư! Và thuở trẫm còn niên thiếu, hiểu biết mới võ vẽ được nghe loáng thoáng lờidạy bảo của thiền sư đã dập tắt ngay mọi điều vương vấn; lòng thốt nhiên tronglặng, để tâm vào nội giáo (3), tham cứu đạo Thiền, dốc lòng tìm thầy, thành khẩnmộ đạo. Tuy nhiên cái ý hồi tâm hướng đạo ấy đã nẩy mầm mà cái cơ cảm xúccòn chưa thấu. Vừa mười sáu tuổi, Thái hậu đã chán cõi trần, trẫm nằm rơm gối đất, huyết lệnát lòng; ngoài nỗi ưu phiền, nghĩ đâu việc khác. Thế rồi mới vài năm sau, Thái tổHoàng đế lại bỏ ngôi trời (4). Niềm nhớ mẹ chưa nguôi, tình thương cha càngnặng (5). Ngổn ngang đau xót, khó nỗi khuây lòng. Trẫm nghĩ: Cha mẹ vỗ về nuôi nấng con không thiếu cách gì, con dù thịt nátxương tan cũng không đủ báo đền trong muôn một. Huống chi, đấng hoàng khảoThái tổ ta xây dựng cơ nghiệp rất mực gian nan, trị nước giúp đời lại càng khónhọc. Người đem ngôi báu trao lại cho trẫm từ lúc ấu thơ khiến trẫm đêm ngày losợ, không chút thảnh thơi. Trẫm tự bảo mình: Trên đã không có cha mẹ để nương tựa, dưới lại e chẳngxứng với lòng dân trông đợi, biết làm thế nào? Suy đi nghĩ lại, không gì hơn lui vềchốn núi rừng tìm học Đạo Phật, để hiểu rõ nghĩa lớn của việc sống chết, cung đềnđáp công ơn khó nhọc của mẹ, cha, thế chẳng tốt hơn sao? Thế là chí trẫm đã quyết. Đêm mồng ba tháng Tư năm Bính Thân, niên hiệuThiên Ứng Chính Bình thứ năm (6) trẫm cải dạng ra khỏi cửa cung rồi bảo với tảhữu rằng: Trẫm muốn ra ngoài chơi để lắng nghe tiếng nói của dân, xem xét lòngdân, ngõ hầu biết được mọi khó khăn của công việc Bấy giờ tả hữu đi theo trẫm chỉ bảy tám người. Giờ Hợi đêm ấy trẫm cưỡi mộtngựa lặng lẽ ra đi; qua sông về hướng Đông, mới mang tình thực nói với tả hữu. Họ đều ngạc nhiên, rơi nước mắt. Giờ Mão hôm sau đến bến đò núi Phả- lại,sông Đại -than. Sợ có người biết, trẫm lấy áo che mặt qua sông rồi đi tắt theođường núi. Đến tối vào nghỉ ở chùa Giác -hạnh, đợi sáng lại đi. Lặn lội vất vả, núi hiểm, suối sâu, ngựa mỏi không tiến lên được nữa, trẫm liềnbỏ ngựa vin vách đá mà lần trước. Giờ Mùi mới đến sườn núi Yên -tử (7). Sánghôm sau lên thẳng đỉnh núi, vào yết kiến vị Quốc sư là đại sa môn phái Trúc-lâm.Quốc sư vừa thấy trẫm thì mừng rỡ, rồi ung dung bảo rằng: -Lão tăng ở nơi sơn dã đã lâu, xương gầy mặt võ, ăn rau đắng, nếm trái cây,chơi cảnh rừng, uống nước suối, lòng như mây nổi, theo gió đến đây. Nay bệ hạ bỏngôi nhân chủ, tìm sự nghèo hèn nơi rừng núi, chẳng hay bệ hạ muốn điều gì màđến chốn này? Trẫm nghe sư nói, rơi hai hàng nước mắt, đáp lại rằng: - Trẫm đương trẻ thơ, mẹ cha vội mất, trơ vơ đứng trên dân chúng, không chỗnương tựa; lại nghĩ sự nghiệp các đế vương thuở trước, thay đổi bất thường, chonên tìm đến núi này chỉ muốn được thành Phật, chứ không cầu gì khác. Sư nói: -Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đóchính là chân Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, khôngcần khổ công tìm kiếm bên ngoài. Bấy giờ thúc phụ Trần công (8) là em họ tiền quân, người được gửi gắm đứacon côi khi tiên quân bỏ quần thần, trẫm đã phong làm Thái sư, tham dự quốcchính, nghe tin trẫm bỏ trốn liền sai người tìm kiếm khắp nơi; rồi ông cùng cácbậc quốc lão tìm đến núi này. Gặp trẫm ông đau đớn nói: - Thần nhận sự ủy thác của tiên quân, tôn phụng bệ hạ làm chúa tể dân thần.Lòng dân kính yêu trông đợi bệ hạ chẳng khác nào con nhỏ quyến luyến cha mẹ.Huống chi các cố lão trong triều ngày nay chẳng một ai không là bề tôi thân thuộc,chúng dân sĩ thứ chẳng người nào không vui vẻ phục tòng. Cho đến đứa trẻ lênbảy (9) cũng biết bệ hạ là bậc cha mẹ dân. Vả Thái tổ bỏ thần mà đi, nắm đất trênmồ chưa khô, lời trăng trối bên tai còn đó. Thế mà bệ hạ lại lánh gót ẩn cư nơi núirừng để theo đuổi cái chí riêng mình. Như thần nghĩ, bệ hạ tính kế tự tu đã vậynhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu chỉ để lời nói suông lại cho đời sau, saobằng đem thân mình làm gương trước cho thiên hạ. Nhược bằng bệ hạ không nghĩlại thì chúng thần và người trong nước xin cùng chết ngày hôm nay, quyết khôngtrở về nữa! Trẫm thấy Thái sư cùng các kỳ lão khăng khăng không chịu bỏ trẫm, liền đemlời nói ấy bày tỏ với Quốc sư. Quốc sư cầm tay trẫm nói: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái Tông Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái Tông Trần Thái Tông Trẫm thầm nhủ: Phật không chia Nam Bắc, đều có thể tu mà tìm; tính người cótrí ngu, cũng nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì vậy, phương tiện dẫn dụ đám ngườimê muội, con đường tắt sáng tỏ lữ tử sinh, ấy là đại giáo của Đức Phật. Đặt mựcthước cho hậu thế; làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh. Cho nên Lục tổ (có nói): Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau.Như thế đủ biết đại giáo của Đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại chođời, thế thì nay lẽ nào trẫm không coi trách nhiệm của tiên thánh là trách nhiệmcủa mình, giáo lý của Đức Phật là giáo lý của mình ư! Và thuở trẫm còn niên thiếu, hiểu biết mới võ vẽ được nghe loáng thoáng lờidạy bảo của thiền sư đã dập tắt ngay mọi điều vương vấn; lòng thốt nhiên tronglặng, để tâm vào nội giáo (3), tham cứu đạo Thiền, dốc lòng tìm thầy, thành khẩnmộ đạo. Tuy nhiên cái ý hồi tâm hướng đạo ấy đã nẩy mầm mà cái cơ cảm xúccòn chưa thấu. Vừa mười sáu tuổi, Thái hậu đã chán cõi trần, trẫm nằm rơm gối đất, huyết lệnát lòng; ngoài nỗi ưu phiền, nghĩ đâu việc khác. Thế rồi mới vài năm sau, Thái tổHoàng đế lại bỏ ngôi trời (4). Niềm nhớ mẹ chưa nguôi, tình thương cha càngnặng (5). Ngổn ngang đau xót, khó nỗi khuây lòng. Trẫm nghĩ: Cha mẹ vỗ về nuôi nấng con không thiếu cách gì, con dù thịt nátxương tan cũng không đủ báo đền trong muôn một. Huống chi, đấng hoàng khảoThái tổ ta xây dựng cơ nghiệp rất mực gian nan, trị nước giúp đời lại càng khónhọc. Người đem ngôi báu trao lại cho trẫm từ lúc ấu thơ khiến trẫm đêm ngày losợ, không chút thảnh thơi. Trẫm tự bảo mình: Trên đã không có cha mẹ để nương tựa, dưới lại e chẳngxứng với lòng dân trông đợi, biết làm thế nào? Suy đi nghĩ lại, không gì hơn lui vềchốn núi rừng tìm học Đạo Phật, để hiểu rõ nghĩa lớn của việc sống chết, cung đềnđáp công ơn khó nhọc của mẹ, cha, thế chẳng tốt hơn sao? Thế là chí trẫm đã quyết. Đêm mồng ba tháng Tư năm Bính Thân, niên hiệuThiên Ứng Chính Bình thứ năm (6) trẫm cải dạng ra khỏi cửa cung rồi bảo với tảhữu rằng: Trẫm muốn ra ngoài chơi để lắng nghe tiếng nói của dân, xem xét lòngdân, ngõ hầu biết được mọi khó khăn của công việc Bấy giờ tả hữu đi theo trẫm chỉ bảy tám người. Giờ Hợi đêm ấy trẫm cưỡi mộtngựa lặng lẽ ra đi; qua sông về hướng Đông, mới mang tình thực nói với tả hữu. Họ đều ngạc nhiên, rơi nước mắt. Giờ Mão hôm sau đến bến đò núi Phả- lại,sông Đại -than. Sợ có người biết, trẫm lấy áo che mặt qua sông rồi đi tắt theođường núi. Đến tối vào nghỉ ở chùa Giác -hạnh, đợi sáng lại đi. Lặn lội vất vả, núi hiểm, suối sâu, ngựa mỏi không tiến lên được nữa, trẫm liềnbỏ ngựa vin vách đá mà lần trước. Giờ Mùi mới đến sườn núi Yên -tử (7). Sánghôm sau lên thẳng đỉnh núi, vào yết kiến vị Quốc sư là đại sa môn phái Trúc-lâm.Quốc sư vừa thấy trẫm thì mừng rỡ, rồi ung dung bảo rằng: -Lão tăng ở nơi sơn dã đã lâu, xương gầy mặt võ, ăn rau đắng, nếm trái cây,chơi cảnh rừng, uống nước suối, lòng như mây nổi, theo gió đến đây. Nay bệ hạ bỏngôi nhân chủ, tìm sự nghèo hèn nơi rừng núi, chẳng hay bệ hạ muốn điều gì màđến chốn này? Trẫm nghe sư nói, rơi hai hàng nước mắt, đáp lại rằng: - Trẫm đương trẻ thơ, mẹ cha vội mất, trơ vơ đứng trên dân chúng, không chỗnương tựa; lại nghĩ sự nghiệp các đế vương thuở trước, thay đổi bất thường, chonên tìm đến núi này chỉ muốn được thành Phật, chứ không cầu gì khác. Sư nói: -Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đóchính là chân Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, khôngcần khổ công tìm kiếm bên ngoài. Bấy giờ thúc phụ Trần công (8) là em họ tiền quân, người được gửi gắm đứacon côi khi tiên quân bỏ quần thần, trẫm đã phong làm Thái sư, tham dự quốcchính, nghe tin trẫm bỏ trốn liền sai người tìm kiếm khắp nơi; rồi ông cùng cácbậc quốc lão tìm đến núi này. Gặp trẫm ông đau đớn nói: - Thần nhận sự ủy thác của tiên quân, tôn phụng bệ hạ làm chúa tể dân thần.Lòng dân kính yêu trông đợi bệ hạ chẳng khác nào con nhỏ quyến luyến cha mẹ.Huống chi các cố lão trong triều ngày nay chẳng một ai không là bề tôi thân thuộc,chúng dân sĩ thứ chẳng người nào không vui vẻ phục tòng. Cho đến đứa trẻ lênbảy (9) cũng biết bệ hạ là bậc cha mẹ dân. Vả Thái tổ bỏ thần mà đi, nắm đất trênmồ chưa khô, lời trăng trối bên tai còn đó. Thế mà bệ hạ lại lánh gót ẩn cư nơi núirừng để theo đuổi cái chí riêng mình. Như thần nghĩ, bệ hạ tính kế tự tu đã vậynhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu chỉ để lời nói suông lại cho đời sau, saobằng đem thân mình làm gương trước cho thiên hạ. Nhược bằng bệ hạ không nghĩlại thì chúng thần và người trong nước xin cùng chết ngày hôm nay, quyết khôngtrở về nữa! Trẫm thấy Thái sư cùng các kỳ lão khăng khăng không chịu bỏ trẫm, liền đemlời nói ấy bày tỏ với Quốc sư. Quốc sư cầm tay trẫm nói: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
các vua trần nhà thiền học phong kiến việt nam lịch sử việt nam kháng chiến chống quân nguyênGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 146 0 0 -
69 trang 82 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 60 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 59 0 0 -
11 trang 51 0 0
-
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 51 0 0 -
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 41 0 0 -
183 trang 40 0 0