Với người Mông, các thiết chế gia đình, dòng họ, làng bản đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, muốn tạo dựng được đời sống văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào Mông sinh sống, chính quyền địa phương cần nghiên cứu, phát huy những yếu tố tích cực trong cơ chế vận hành của các thiết chế xã hội truyền thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết chế xã hội cổ truyền của người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc với vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
NHÂN HỌC VĂN HÓA
THIẾT CHẾ XÃ HỘI CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI MÔNG
Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VỚI VẤNĐỀ
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ
BÙI THANH THỦY
Tóm tắt
Với người Mông, các thiết chế gia đình, dòng họ, làng bản đóng vai trò rất quan trọng trong đời
sống kinh tế, xã hội, văn hóa. Vì vậy, muốn tạo dựng được đời sống văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào
Mông sinh sống, chính quyền địa phương cần nghiên cứu, phát huy những yếu tố tích cực trong cơ chế
vận hành của các thiết chế xã hội truyền thống; đồng thời hạn chế những yếu tố lạc hậu, không phù
hợp. Việc xác định rõ tiêu chí gia đình văn hóa, bản văn hóa dựa theo nguyên tắc trên là nhiệm vụ trọng
tâm, then chốt trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho cộng
đồng người Mông mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Từ khóa: Thiết chế xã hội, người Mông, đời sống văn hóa
Abstract
To the Hmong people, their families and villages play a very important role in economic, social and
cultural life. Therefore, in order to create the basic cultural life of the Hmong people, it is necessary to
study and bring into play the positive factors in the operation mechanism of such social institutions
as well as limit the backward, inappropriate factors at the same time. Well defining criteria of cultural
families and cultural villages are key tasks in implementing the strategic objectives of the socioeconomic development that the Party and State have set.
Keywords: social institutions, Hmong, cultural life
1. Đặt vấn đề
gười Mông thuộc nhóm ngôn ngữ
Mông – Dao, có nguồn gốc từ
phương Bắc, di chuyển vào Việt
Nam cách đây khoảng hơn 300 năm. Cộng
đồng tộc người này sống tập trung chủ yếu ở
miền núi phía Bắc Việt Nam, nhiều nhất là các
tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn
La, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang,
trên những sơn nguyên có sự chia cắt bởi các
khe núi, với độ cao từ 800m đến 1.700m. Để
duy trì được cuộc sống lâu dài trên những
vùng núi cao, người Mông đã sớm thích nghi
với từng vùng sinh thái. Họ xác lập cho mình
một hệ thống nông nghiệp hoàn chỉnh bao
gồm: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nguồn
lợi tự nhiên, làm nghề phụ (trồng lanh, dệt vải,
N
làm giấy, rèn, đúc, chạm bạc, mộc) và trao đổi
hàng hóa. Để bảo vệ, duy trì sự ổn định, tồn tại
của cộng đồng, họ đã xây dựng một hệ thống
thiết chế xã hội riêng biệt. Đó là hệ thống thiết
chế xã hội nhỏ nhưng bền vững với quan hệ
gia đình, dòng họ và làng bản, thích ứng với
điều kiện phải cư trú phân tán, không còn lãnh
thổ tộc người.
Cho đến nay, thiết chế xã hội đó vẫn là một
sự kết nối, ràng buộc chặt chẽ, điều hành cuộc
sống của cộng đồng người Mông và là một
trong những vấn đề cần được xem xét nghiên
cứu nghiêm túc để vận dụng trong việc thực
hiện các chính sách dân tộc, phát triển kinh tế
- xã hội, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đảm
bảo hoàn thành các mục tiêu đặt ra.
VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU
Số 19 - Tháng 3 - 2017
5
NHÂN HỌC VĂN HÓA
2. Đặc điểm thiết chế xã hội cổ truyền của
người Mông
Trong xã hội các dân tộc nói chung và người
Mông nói riêng, gia đình, dòng họ, bản làng là
những cơ sở quan trọng hàng đầu của sự phát
triển tộc người.
Gia đình là tế bào của xã hội, đối với các dân
tộc, nó còn mang tính truyền thống đậm nét. Nó
đã và đang thực hiện nhiều chức năng quan
trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, có tác
động đến sự phát triển và ý thức tộc người. Tuy
nhiên, cơ cấu gia đình ở các tộc người có những
nét khác nhau. Điều này phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế - xã hội, các quan hệ xã hội và
đặc điểm cư trú của từng tộc người, từng vùng.
Gia đình người Mông là loại gia đình phụ
hệ lớn (gia đình không phân chia, gia đình mở
rộng) mà thành phần của nó gồm vài thế hệ
với vài cặp vợ chồng và con cái cùng chung
sống dưới một mái nhà, có kinh tế chung (làm
chung, ăn chung, chi tiêu chung).
Đặc điểm tiêu biểu của gia đình người
Mông là tính chất phụ quyền thể hiện khá rõ
trong đời sống hằng ngày. Cho đến nay,
phong tục tập quán của họ vẫn thể hiện rõ tư
tưởng trọng nam khinh nữ. Tư tưởng này thể
hiện đậm nét qua các nguyên tắc ứng xử, sơ đồ
mặt bằng sinh hoạt trong gia đình…và được
lưu lại qua hệ thống tục ngữ:
“Con gái chỉ giúp nhà một thời
Con trai mới giúp nhà cả đời”
Hay“Đẻ congáinhư gáonướcđổ đi rồi không
lấy lại được” (1).
Tuy nhiên, sự hòa thuận trong gia đình vẫn
được đề cao: vợ chồng ít chửi mắng nhau, bố
mẹ ít đánh con cái, ông bà được tôn trọng, sinh
hoạt gia đình có nề nếp, kỷ cương.
Một đặc điểm nữa trong gia đình của người
Mông là rất đông con. Quy mô trung bình của
mỗi gia đình từ 8 đến 10 người. Hiện tượng một
cặp vợ chồng người Mông khoảng 30 - 35 tuổi
đã có 6 hay 7 con là chuyện bình thường. Đáng
chú ý là tuổi kết hôn quá sớm, thông thường là
13, 14 tuổi. Người vợ thường nhiều hơn chồng
5 đến 6 tuổi. Có tới gần 70% phụ nữ Mông kết
hôn khi chưa đến tuổi trưởng thành.
Cái lý“cha mẹ lấy vợ cho con trai, ...