Với kết cấu nội dung gồm 9 chương, giáo trình "Xã hội học" giới thiệu đến các bạn những nội dung về khái lượcxã hội học, cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội và thiết chế xã hội, văn hóa, xã hội học,...Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Xã hội học - TS. Nguyễn Thế PhánTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC Chủ biên: TS. NGUYỄN THẾ PHÁN Giáo trình XÃ HỘI HỌCNHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC Chủ biên: TS. NGUYỄN THẾ PHÁN Giáo trình XÃ HỘI HỌC NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI HÀ NỘI - 2002 2 Lời nói đầu Xã hội học là môn khoa học độc lập trong hệ thống các môn khoa học xã hội.Ở nước ta, mặc dù khoa học xã hội học còn khá non trẻ nhưng trong mấy chục nămqua, những tri thức khoa học và những nghiên cứu xã hội học đã góp phần đáng kểvào việc đào tạo nguồn nhân lực, vào việc hoạch định những chính sách phát triểnkinh tế - xã hội đất nước. Môn học xã hội học không chỉ được nghiên cứu và giảngdạy tại nhiều trường đại học và cao đẳng trong cả nước, đặc biệt là ở trường thuộckhối khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, tài chính… mà còn được sự quan tâmcủa nhiều nhà lãnh đạo, của các nhà quản lý kinh tế - xã hội, của những người hoạtđộng trong các lĩnh vực đoàn thể: công đoàn, thanh niên, phụ nữ… Công cuộc đổimới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đang đặt ranhiều vấn đề xã hội phức tạp, đòi hỏi phải có nhận thức đúng và cách giải quyếthữu hiệu, trong đó, không thể thiếu những tri thức xã hội học. Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những trường thuộc khối kinh tế đãsớm đưa môn xã hội học vào giảng dạy. Năm 1994, Nhà trường đã xuất bản cuốngiáo trình “Tâm lý học và xã hội học đại cương” và tài liệu đó đã góp phần khôngnhỏ vào việc đào tạo của trường. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, Nhà trường đãbiên soạn và cho ra mắt cuốn giáo trình mới “Xã hội học”. Đây là kết quả nghiêncứu, giảng dạy, biên soạn của tập thể cán bộ giảng dạy bộ môn Xã hội học và do TS.Nguyễn Thế Phán, chủ biên bộ môn làm chủ biên. Các tác giả tham gia biên soạn. - TS. Nguyễn Thế Phán: chương I và chương VII - GVC. Lê Quốc Thụ: chương II và chương III - ThS. Lương Văn Úc: chương IV và chương VI - ThS. Nguyễn Thị Bích: chương V - PGS, TS. Nguyễn Cao Thường: chương VIII - ThS. Trần Thị Kim Thanh: chương IX 3 Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡvà đóng góp ý kiến của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường. Chúngtôi xin trân trọng cảm ơn PGS, TS. Trịnh Duy Luân - Viện trưởng Viện Xã hội họccùng một số nhà khoa học của Viện Xã hội học. Cuốn giáo trình này là tài liệu chính thức cho việc giảng dạy và học tập củasinh viên các hệ: chính quy, văn bằng hai và tại chức thuộc trường Đại học Kinh tếQuốc dân. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi để giáo trình ngày càng hoànthiện hơn. HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN GS.TS. Nguyễn Đình Hương 4 Chương I KHÁI LƯỢC VỀ XÃ HỘI HỌC I. XÃ HỘI HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1. Khái quát chung về xã hội Xã hội là một thuật ngữ rất thông dụng dùng để chỉ một tập hợp người cónhững quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, có rất nhiềuquan niệm khác nhau về xã hội. Có những quan niệm về xã hội xét theo mặt khônggian và nói chung gắn liền với quốc gia. Cũng có khi người ta phân biệt các xã hộikhác nhau trong cùng một quốc gia: xã hội thượng lưu, xã hội bình dân (cách gọimô phỏng để chỉ các tầng lớp khác nhau trong một xã hội). Lại có những quanđiểm xã hội xét theo mặt thời gian (theo những biến đổi lịch sử): xã hội nguyênthủy, xã hội truyền thống, xã hội hiện đại… Ngoài ra còn có những quan điểm vềxã hội dựa vào trình độ lực lượng sản xuất: xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp,xã hội hậu công nghiệp; hay dựa vào sự tiến hóa của lịch sử: xã hội hoang dã, xãhội dã man, xã hội văn minh (Lewis Morgan) hoặc: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, bộ tộc,dân tộc (Emile Durkheim) hoặc lấy tôn giáo làm tiêu chí: xã hội Kito giáo, xã hộiHồi giáo, xã hội Khổng giáo… Gần đây các nhà xã hội học đang hướng vào việclấy văn hóa, văn minh làm tiêu chí kết hợp với những tiêu chí quốc gia… Mặc dù vậy, quan niệm trùng hợp giữa xã hội với quốc gia vẫn là quan niệmđược sử dụng phổ biến, bởi lẽ bất cứ một tập hợp xã hội nào cũng đều có Nhà nướccủa mình với tư cách là người quản lý và điều tiết mọi người hoạt động và quan hệxã hội. Do đó có thể tạm thời thống nhất định nghĩa xã hội như sau: xã hội là mộthệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người có đời sống kinh tế, chínhtrị, văn hóa chung cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhấtđịnh của lịch sử. 5 Như vậy, nói đến xã hội là phải nói đến những hoạt động và những quan hệxã hội. Các hoạt động của con người bao gồm: hoạt động lao động, bảo đảm anninh trong môi trường đối ngoại. Hoạt động lao động bao gồm: hoạt động sản xuấtcủa cải vật chất và phi vật chất, hoạt động tái sản xuất xã hội, hoạt động quản lý xãhội và các hoạt động giao tiếp. Hoạt động an ninh trong môi trường đối ngoại baogồm các quan hệ giữa cộng đồng xã hội này với cộng đồng xã hội khác. Như vậy,các hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, các hoạt động quản lý kinh tế nóichung là một bộ phận cấu thành trong hoạt động chung của con người, nó chịu sựtác động của con người và những mặt khác cũng chịu sự tác động của xã hội. Quanhệ xã hội là quan hệ giữa người với người trong xã hội, được thiết lập trong quátrình cùng nhau hoạt động vật chất và tinh thần. Quan hệ xã hội luôn là những vấnđề hết sức phức tạp bởi lẽ bản thân con người đã là những thực thể rất phức tạp.Trong quá trình tồn tại của mình, con ...