Danh mục

Thiết kế bài tập thí nghiệm phần giải phẫu - sinh lý người nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sinh học

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.05 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các bước thiết kế và một số bài tập thí nghiệm phần Giải phẫu - Sinh lý người nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sinh học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế bài tập thí nghiệm phần giải phẫu - sinh lý người nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sinh học116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THIẾT KẾ BÀI TẬP THÍ NGHIỆM PHẦN GIẢI PHẪU - SINH LÝ NGƯỜI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH SINH HỌC Nguyễn Thị Bình Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Năng lực nghiên cứu khoa học là một trong những năng lực quan trọng cần hình thành cho sinh viên nói chung và sinh viên các chuyên ngành Khoa học Tự nhiên nói riêng. Năng lực này không chi được hình thành thông các hoạt động mang tính nghiên cứu chuyên sâu như thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, làm tiểu luận, tham gia seminar... mà còn được hình thành trong quá trình học tập các học phần trong quá trình đào tạo. Bài tập thí nghiệm được xây dựng dựa trên các thí nghiệm đã có, tương ứng với các kỹ năng nghiên cứu khoa học cần hình thành, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển năng lực cho người học. Bài viết trình bày các bước thiết kế và một số bài tập thí nghiệm phần Giải phẫu - Sinh lý người nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sinh học. Từ khóa: bài tập thí nghiệm, giải phẫu sinh lý người, năng lực nghiên cứu Nhận bài ngày 8.3.2019; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 15.4.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Bình, Email: ntbinh@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khoa học giáo dục, chương trình giáo dục truyền thống còn được gọi là chươngtrình giáo dục “định hướng nội dung”. Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục địnhhướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn họcđã được quy định trong chương trình dạy học. Chương trình này chưa chú trọng đầy đủ đếnchủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng các tri thức đã học trong tình huống thựctiễn. Trong khi đó, chương trình giáo dục định hướng năng lực chú trọng năng lực vậndụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giảiquyết các tình huống trong cuộc sống và trong nghề nghiệp. Ngày nay, dạy học phát triểnnăng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Đối với sinh viên các trường đại học, caoTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 30/2019 117đẳng, bên cạnh các năng lực chung thì năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai tròquan trọng, giúp hình thành cho sinh viên khả năng tự học, tự nghiên cứu, rèn kỹ năng pháthiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống, góp phần hình thành và bồi dưỡng những phẩmchất cần thiết của người lao động mới... Năng lực NCKH của sinh viên không chỉ đượchình thành thông qua các bài tập lớn, tiểu luận, chuyên đề hay các đề tài khóa luận tốtnghiệp... mà còn có thể được hình thành thông qua quá trình học mỗi học phần khi đào tạo.Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức được hình thành cơ bản thông quaquan sát và tiến hành thí nghiệm. Vì vậy, việc sử dụng các bài tập thí nghiệm (BTTN)trong dạy học từng học phần trong chương trình đào tạo ngành Sinh học có vai trò quantrọng trong việc hình thành năng lực NCKH cho sinh viên. Bài viết trình bày quy trìnhthiết kế và một số dạng BTTN phần Giải phẫu - Sinh lý người nhằm phát triển năng lựcNCKH cho sinh viên chuyên ngành Sinh học.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm “năng lực”, “năng lực nghiên cứu khoa học” Phạm trù năng lực thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, và mỗi cách hiểu cónhững thuật ngữ tương ứng. Năng lực (Ability) hiểu theo nghĩa chung là khả năng mà cánhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Năng lực(Compentence) thường gọi là năng lực hành động, là khả năng thực hiện hiệu quả mộtnhiệm vụ nào đó, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng,kỹ xảo và sự sẵn sàng hành động. Từ đó, có thể thấy năng lực là “những khả năng, kỹ xảohọc được hay sẵn có của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sựsẵn sàng về mặt động cơ, xã hội...và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề mộtcách có trách nhiệm và hiệu quả trong các tình huống linh hoạt bằng những phương tiện,biện pháp, cách thức phù hợp” [1]. Cấu trúc của năng lực gồm: Năng lực = (những kỹ năngx những nội dung) x những tình huống. Theo Vũ Cao Đàm (1999), “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội hướng vàoviệc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, pháttriển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹthuật mới để cải tạo thế giới” [2]. Theo đó, năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) là khảnăng tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức khoa học mới; hoặc khám phá bản chất và các quyluật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy. Cấu trúc của năng lực NCKH gồm 3 thànhphần chủ yếu:  Kiến thức: Kiến thức khoa học chuyên ngành; Kiến thức về phương pháp NCKH(nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu cộng đồng).118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI  Kĩ năng: Kĩ năng xây dựng đề tài nghiên cứu; Kĩ năng thiết kế nghiên cứu; Kĩ năngthu thập dữ liệu; Kĩ năng phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích; Kĩ năng phêphán; Kĩ năng lập luận; Kĩ năng viết báo cáo khoa học.  Thái độ: Nhiệt tình, say mê khoa học; Nhạy bén với sự kiện xảy ra; Khách quan,trung thực, nghiêm túc; Kiên trì, cẩn thận khi làm việc; Tinh thần hợp tác khoa học; Hoàinghi khoa học, dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học [3]. Người học có được kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng chưa được coi là hình thành nănglực, mà người học cần biết vận dụng cả ba thành phần trên trong các điều kiện và bối cảnhcó ý nghĩa mới được coi là có năng lực NCKH.2.2. Vai trò của bài tập thí nghiệm G ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: