Danh mục

Thiết kế chương trình môn Động vật học bậc đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu về nội dung và thiết kế chương trình giảng dạy môn học động vật ở bậc đại học của Việt Nam, đáp ứng mục tiêu giảng dạy môn khoa học tự nhiên. Kiến thức động vật học được thiết kế theo các module hệ thống khái quát, trên cơ sở phân loại tiến hóa và cấu trúc chức năng của giới động vật, nhằm phát huy tính sáng tạo của người học trong việc làm chủ các đơn vị kiến thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế chương trình môn Động vật học bậc đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiênBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.000129 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỘNG VẬT HỌC BẬC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊNVũ Quang Mạnh1,*, Đào Duy Trinh2, Nguyễn Hải Tiến3, Lại Thu Hiền1, Hà Trà My1 Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về nội dung và thiết kế chương trình giảng dạy môn học động vật ở bậc đại học của Việt Nam, đáp ứng mục tiêu giảng dạy môn khoa học tự nhiên. Kiến thức động vật học được thiết kế theo các module hệ thống khái quát, trên cơ sở phân loại tiến hóa và cấu trúc chức năng của giới động vật, nhằm phát huy tính sáng tạo của người học trong việc làm chủ các đơn vị kiến thức. Từ khóa: Chức năng, Động vật học, Khoa học tự nhiên, thiết kế, tiến hóa.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong Quyết định số 732/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt về Đề ánĐào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn giai đoạn 2016-2020, định hướng đếnnăm 2025. Thực hiện thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình Giáo dục phổ thông, môn Khoa họctự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển cácphẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩnăng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghềhoặc tham gia vào cuộc sống lao động (Thủ tướng Chính phủ, 2016, Bộ Trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo, 2018). Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoahọc vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của khoa học tựnhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động củathế giới tự nhiên. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự pháttriển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giớiquan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Động vật học là ngành khoa học nghiên cứu toàn diện thế giới động vật. Động vậthọc gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, nhằm bảo vệ và khôi phục vốn ditruyền động vật, sử dụng động vật có lợi và hạn chế động vật gây hại. Để đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, môn KHTN đượcxây dựng theo hướng phát triển năng lực học sinh, tích hợp giữa các môn Vật lý, Hóa học,1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội2Đạihọc Quốc gia Hà Nội3Trường Đại học Y Dược Thái Bình, tỉnh Thái Bình*Email: vqmanh@hnue.edu.vn1050 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAMSinh học và Khoa học Trái Đất (Vũ Quang Mạnh, Ngô Như Hải, 2012; Đỗ Hương Trà,2015; Nguyễn Đức Vũ, 2016). Động vật học là một trong những nội dung sinh học cơ sởcủa môn KHTN, trước đây thường được dạy ở lớp 7 bậc phổ thông cơ sở (Đậu Khắc Tịnh,Vũ Quang Mạnh, 1994; Vũ Quang Mạnh, Lê Nguyên Ngật, 2003; Nguyễn Quang Vinh,Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang, 2006). Ở Khoa Sinh học các trường đại học của Việt Namhiện nay, do môn động vật học được dạy theo hướng kinh điển chuyên sâu, nên sinh viênthường gặp khó khăn khi khái quát và hệ thống kiến thức sinh học trong giảng dạy tích hợp(Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học, 2001; Đinh Quang Báo, 2016; Thái Trần Bái,2015; Đinh Quang Báo, 2016; Vũ Quang Mạnh, 2016). Bài báo giới thiệu hệ thống kiến thức động vật học được thiết kế theo các module,trên cơ sở phân loại tiến hóa và cấu trúc chức năng của giới động vật, đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Chương trình môn Động vật học bậc đại học phục vụ đào tạo giáo viên giảng dạymôn khoa học tự nhiên Trung học cơ sở.2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Tiếp cận theo hệ thống phân chia giới của sinh vật sống Aristotle (384-322 trước CN) là nhà bác học cổ đại đầu tiên đã phân chia sinh vật sốngthành hai nhóm chính, là Thực vật (Plantae) và Động vật (Animalia). Trong khoa học hệthống học thế giới sinh vật sống được phân chia thành 4, 5, hoặc 6 và thậm chí là 8 giới sinhvật khác nhau. Được chấp nhận nhiều nhất là hệ thống phân chia sinh vật sống thành 4 hoặc5 giới sinh vật (Whittaker, 1969; Willmer, 1990; Атанасова, 2000; Шишинъова М., 2012). Theo hệ thống phân chia bốn giới sinh vật sống ngày nay nằm trong hai Lãnh giới(Domain) gồm: 1) Lãnh giới: Sinh vật chưa có nhân hoàn chỉnh hay nhân chuẩn (Prokaryota)có một giới duy nhất, là (1) Vi khuẩn - Tảo lam, với hai phân giới, là Vi khuẩn (Bacteria) vàTảo lam (Cyanobacteria); 2) Lãnh giới Sinh vật có nhân chuẩn (Eukaryota) có 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: