Thiết kế môn Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc giảng dạy cho sinh viên ngành Hàn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế môn Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc giảng dạy cho sinh viên ngành HànTHIẾT KẾ MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN NGÀNH HÀN DESIGNING OF KOREAN BUSINESS CULTURE SUBJECT FOR TEACHING STUDENTS MAJORING IN KOREAN LANGUAGES ThS. Phạm Thị Thùy Linh Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa quốc tếTóm tắt Ngày nay người tìm học ngoại ngữ không chỉ với mong muốn được thông thạomột thứ tiếng nước ngoài mà còn đặt mục tiêu vào việc sử dụng ngoại ngữ đó nhưmột công cụ để phát triển bản thân và hỗ trợ cho công việc tương lai. Với hơn 200nghìn người Hàn đang sinh sống và làm việc; gần 5000 doanh nghiệp Hàn Quốcđang hoạt động tại Việt Nam thì ta có thể thấy rằng thị trường lao động vẫn đangcần một lượng rất lớn nguồn nhân lực có khả năng sử dụng tiếng Hàn trong nhiềulĩnh vực, đặc biệt là nhóm ngành thương mại – kinh doanh để làm việc ở các cơquan và doanh nghiệp Hàn Quốc. Hiểu được nhu cầu chung của xã hội, đặc biệtlà nguyện vọng nghề nghiệp của sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc,nghiên cứu này thiết kế môn “Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc” với nội dung vàkiến thức về văn hóa doanh nghiệp Hàn, những kỹ năng cần thiết khi làm việc,đồng thời lồng ghép nội dung liên quan đến từ vựng và kiến thức văn hóa kinhdoanh - thương mại tiếng Hàn.Từ khóa (Keywords): tiếng Hàn, văn hóa kinh doanh, doanh nghiệp Hàn Quốc,giảng dạy tiếng Hàn 1. Đặt vấn đề Đại đa số người tìm học ngoại ngữ không chỉ với mong muốn được thông thạomột thứ tiếng nước ngoài mà còn đặt mục tiêu vào việc sử dụng ngoại ngữ đó nhưmột công cụ để phát triển bản thân và hỗ trợ cho công việc tương lai. Theo đó,chúng ta có thể thấy được nhu cầu học ngoại ngữ nói chung và tiếng Hàn nói riêngngày càng trở nên cấp thiết. Với hơn 130 nghìn người Hàn đang sinh sống và làm 93việc; gần 5000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam thì có thể nóirằng thị trường lao động vẫn đang cần một lượng rất lớn nguồn nhân lực có khảnăng sử dụng tiếng Hàn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhóm ngành thương mại– kinh doanh để làm việc ở các cơ quan và doanh nghiệp Hàn Quốc. Nắm bắt được tình hình chung của xã hội, hiện nay nhiều cơ quan đào tạo Ngônngữ Hàn Quốc và Hàn Quốc học đã thiết kế và đưa vào chương trình giảng dạynhững nội dung, học phần liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ gắn với ngôn ngữ Hànnhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho xã hội. Tuy nhiên để cungcấp được khối kiến thức thật sự hữu ích và có tính ứng dụng cao trong thời giangiảng dạy hạn hẹp (từ 1 đến 2 học phần) thì quả thật là một điều không hề dễ dàng.Trong quá trình giảng dạy tiếng Hàn cho sinh viên năm 3 tại UEF, bản thân tác giảđã nhận được khá nhiều câu hỏi từ sinh viên (SV) liên quan đến tiếng Hàn thươngmại và các cách sử dụng tiếng Hàn trong môi trường làm việc. Trong đó phầnnhiều là những câu hỏi về cách ứng xử, giao tế trong kinh doanh và tác phong làmviệc tại các doanh nghiệp Hàn. Những điều trên đã khiến tác giả nhận ra rằng, vấnđề lớn mà SV gặp phải không hẳn là lượng từ vựng, kiến thức liên quan đến nhómngành thương mại hay kinh doanh, mà chính là những lo lắng là làm thế nào thểhiện tốt nhất khả năng sử dụng ngôn ngữ kết hợp với năng lực và tác phong làmviệc của bản thân trong môi trường kinh doanh hay thương mại này. Hiểu đượcnhững nguyện vọng trên của SV, đặc biệt là những SV chuẩn bị ra trường, tác giảđã thiết kế môn “Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc” với nội dung và kiến thứcthiêng về kỹ năng làm việc nhưng vẫn đồng thời lồng ghép nội dung liên quan đếntừ vựng và kiến thức kinh doanh - thương mại tiếng Hàn. Các nội dung mà tác giảchọn để SV bước đầu tiếp cận với tiếng Hàn trong doanh nghiệp Hàn Quốc baogồm những phần như: kỹ năng trong giao tiếp khi phỏng vấn xin việc, trao đổi vớikhách hàng, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp các tài liệu chuyên môn, kỹ năngbáo cáo, thuyết trình và làm quen với một số mẫu giấy tờ cơ bản, hiểu về các cấpbậc trong doanh nghiệp và một số tổ chức của Hàn Quốc, tiếng Hàn với các chiếnlược kinh doanh của người Hàn. Với phương pháp này, tác giả hy vọng GV và SVsẽ có được những giờ học hứng thú, thoát khỏi áp lực không khí lớp học chuyênmôn khá “nặng” về thương mại khi mà đối tượng học lại chỉ là sinh viên học các 94môn kỹ năng tiếng Hàn. Đồng thời, với việc áp dụng phương pháp và nội dunggiảng dạy này, cả GV và SV đã có được khoảng thời gian cùng học, cùng tìm hiểuvề tiếng Hàn và văn hóa daonh nghiệp Hàn, nâng cao khả năng giao tiếp và tạothêm động lực giúp SV tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp Hàn Quốc khi ratrường. 2. Giải quyết vấn đề 2.1 Tình hình giảng dạy khối kiến thức liên quan đến kinh tế - thương mại– văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc ở TPH ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Kết hợp giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Giáo dục nhóm ngành ngôn ngữ Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc Văn hóa kinh doanh Doanh nghiệp Hàn Quốc Giảng dạy tiếng HànGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 821 2 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 319 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của công ty Nestlé
22 trang 246 0 0 -
19 trang 229 0 0
-
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 223 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 210 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 200 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Văn hoá kinh doanh - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
13 trang 178 0 0 -
Tiểu luận giao tiếp trong kinh doanh: Nghiên cứu môi trường văn hóa Trung Quốc
30 trang 170 0 0 -
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 162 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 147 0 0 -
Giáo trình Văn hóa kinh doanh - PGS.TS. Dương Thị Liễu
561 trang 139 0 0 -
Sản xuất và chế biến thực phẩm sạch - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
153 trang 133 0 0 -
Lợi ích và thách thức ứng dụng phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính
8 trang 129 0 0 -
Khảo sát về tình hình đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam
13 trang 117 0 0