Thiết kế nứt vỉa thủy lực tối ưu tầng oligocene dưới nhằm tăng cường khai thác dầu bằng phương pháp tối đa lợi nhuận ròng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế nứt vỉa thủy lực tối ưu tầng oligocene dưới nhằm tăng cường khai thác dầu bằng phương pháp tối đa lợi nhuận ròngTHõM DÒ - KHAI THÁC DŜU KHÍTHIťT Kť NŇT VġA THīY LŋC TůI óU CHO TŜNG OLIGOCENE DóĽINHŒM TõNG CóľNG KHAI THÁC DŜU BŒNG PHóñNG PHÁPTůI ïA LŁI NHUşN RÒNGTóm tắtThS. Nguyễn Hữu Trường1, GS. Wisup Bae2TS. Hoàng Thịnh Nhân1, ThS. Phan Công Bội31Đại học Dầu khí Việt Nam2Đại học Sejong, Hàn Quốc3Viện Dầu khí Việt NamEmail: truongnh@pvu.edu.vnKết quả khoan thăm dò và khai thác ở bể Cửu Long cho thấy các tập vỉa thuộc Trà Tân dưới và Trà Cú thuộc tầngOligocene có biểu hiện dầu khí rất tốt và độ rỗng trung bình từ 10 - 15% và độ thấm của vỉa từ 0,1 - 5mD. Tuy nhiên, đasố khe nứt của các tập vỉa này có độ dẫn suất rất thấp và độ liên thông giữa các khe nứt rất kém, do đó cần phải có giảipháp kích thích vỉa dầu khí bằng phương pháp nứt vỉa thủy lực nhằm gia tăng hiệu suất khai thác dầu khí tối đa. Bàiviết giới thiệu phương pháp nứt vỉa thủy lực UFD của Economides [1] để tối ưu khối lượng hạt chèn trên cở sở tối đa lợinhuận ròng. Đồng thời, nhóm tác giả giới thiệu mô hình khe nứt 2D PKN để diễn tả độ lớn của khe nứt, ứng với tối ưukhối lượng hạt chèn. Việc áp dụng thành công công nghệ nứt vỉa thủy lực trong quá trình mở vỉa thuộc hệ tầng Trà Tândưới ở một số mỏ trong bể Cửu Long đã góp phần tận thu nguồn tài nguyên dầu khí ở khu vực này.Từ khóa: Tối ưu khối lượng hạt chèn, mô hình khe nứt 2D PKN, độ dẫn suất khe nứt, thiết kế tối ưu nứt vỉa thủy lực UFD, tối đalợi nhuận ròng (NPV).1. Giới thiệuBể Cửu Long nằm ở phía Đông Nam thềm lục địa ViệtNam, là một rift nội lục điển hình với lịch sử phát triển địachất trải qua 3 thời kỳ: trước tạo rift, đồng tạo rift và sau tạorift, đã tạo nên các hệ thống dầu khí quan trọng với nhữngtầng sinh, chứa và chắn tốt. Thời kỳ trước tạo rift là thờigian thành tạo đá móng của bể chủ yếu gồm các loại đágranite, granodiorite-diorite… thuộc phức hệ Hòn Khoai,Định Quán và Cà Ná. Thời kỳ đồng tạo rift từ Oligocenesớm đến đầu Miocene sớm hình thành nên trầm tíchCenozoic được tích tụ trong điều kiện sông hồ. Thời kỳ sautạo rift, các trầm tích tiếp tục lắng đọng chủ yếu trong môitrường biển nông, đồng bằng ven biển. Hệ thống đứt gãychính có hướng Đông Bắc - Tây Nam, và một vài hệ thốngđứt gãy á vĩ tuyến đã phân cắt bể Cửu Long thành các đơnvị cấu trúc như: đới nâng Trung tâm (Rồng - Bạch Hổ - CửuLong), Núi Đôi, Bà Đen, Tam Đảo; trũng Tây Bạch Hổ, ĐôngBạch Hổ, Bắc Tam Đảo, Bắc Bạch Hổ; đơn nghiêng Tây Bắc,Đông Nam và đới phân dị Tây Nam. Ba tầng sản phẩm dầukhí chủ yếu của bể Cửu Long là đá móng nứt nẻ trước ĐệTam, cát kết Miocene và cát kết Oligocene.Tầng chứa Oligocene mỏ Bạch Hổ gồm các vỉachứa thuộc hệ tầng Trà Tân (Oligocene C, D, E) và Trà Cú(Oligocene F?). Các tập đá chứa Oligocene trên gồm chủyếu cát kết hạt trung bình - thô đến cuội kết xen ít bột kếtvà lớp rất mỏng đá vôi. Trầm tích được thành tạo trong28DpU KHÍ - SӔ 12/2015điều kiện lục địa với các tướng sông, hồ, đầm lầy và mộtphần ở điều kiện biển nông ven bờ. Bề dày của các tập cátkết Oligocene tương đối lớn (từ vài mét đến 30m) nhưngphân bố hẹp, tính liên tục kém và tính liên thông của cáckhe nứt trong các vỉa không tốt.Tại mỏ Bạch Hổ, dầu trong tầng chứa Oligocene đangđược khai thác chủ yếu từ các vỉa chứa thuộc hệ tầng TràCú với bẫy dạng kề áp vào khối nhô móng và một phầnnhỏ từ các vỉa chứa hệ tầng Trà Tân với bẫy kiểu kết hợpbao phủ lên khối nhô móng bị chắn thạch hay đứt gãycũng như kiểu kề áp vào khối nhô móng. Do ảnh hưởngcủa quá trình tạo đá và nén ép mạnh nên tính chất thấmchứa của cát kết Oligocene dưới có xu hướng giảm theochiều sâu, nhưng một số nơi độ rỗng vẫn được bảo tồncao. Các tập vỉa chứa trong tầng này có biểu hiện dầu khírất tốt, song được cho là chặt sít vì có độ thấm kém, tínhdẫn suất và độ liên thông giữa các khe nứt kém. Vì vậy,đòi hỏi phải kích thích vỉa bằng phương pháp nứt vỉa thủylực nhằm tăng cường hiệu suất khai thác dầu khí tối đa.Mặt khác, việc áp dụng phương pháp tối ưu khối lượnghạt chèn trên cơ sở tối đa sản lượng khai thác dầu khíđồng nghĩa với việc tối đa lợi nhuận ròng (NPVmax), từđó tính toán thiết kế nứt vỉa thủy lực theo phương phápthiết kế nứt vỉa thủy lực tối ưu (UFD) của Economides nhưxác định tối ưu chiều dài của khe nứt, chiều rộng khe nứttối ưu. Phương trình cân bằng nứt vỉa thủy lực cho phépPETROVIETNAMxác định thời gian bơm, quy trình bơm hạt chèn. Sử dụngcác hệ số mất dung dịch nứt vỉa dạng thấm - Cl, hệ số mấtdung dịch nứt vỉa - Sp và mô hình dung dịch nứt vỉa phiNewton thông qua các thông số, n và K để tính toán chiềudài, chiều rộng của khe nứt.2. Lựa chọn chất lỏng nứt vỉa thủy lực và mô hình chấtlỏng nứt vỉa thủy lực phi NewtonTrong quá trình nứt vỉa thủy lực khe nứt có xu hướngphát triển theo hướng có trường ứng suất đất đá nhỏ nhất(V1). Đối với vỉa dầu thông thường, ứng suất nén đất đánhỏ nhất tương đương với áp suất đóng của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu hóa dầu Thiết kế nứt vỉa thủy lực Tầng oligocene dưới Khai thác dầu Tối đa lợi nhuận ròng Tối ưu khối lượng hạt chèn Mô hình khe nứt 2D PKN Độ dẫn suất khe nứt Thiết kế tối ưu nứt vỉa thủy lực UFD Tối đa lợi nhuận ròng (NPV)Gợi ý tài liệu liên quan:
-
quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 6
8 trang 34 0 0 -
quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 7
8 trang 30 0 0 -
GIÁO TRÌNH TỔNG HỢP HỮU CƠ – HÓA DẦU part 8
23 trang 29 0 0 -
GIÁO TRÌNH TỔNG HỢP HỮU CƠ – HÓA DẦU part 6
23 trang 27 0 0 -
quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 1
5 trang 27 1 0 -
quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 2
5 trang 22 0 0 -
GIÁO TRÌNH TỔNG HỢP HỮU CƠ – HÓA DẦU part 5
23 trang 21 0 0 -
quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 4
8 trang 21 0 0 -
quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 3
5 trang 21 0 0 -
Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu part 5
17 trang 21 0 0 -
quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 10
5 trang 20 0 0 -
Bài giảng Công nghệ chế biến dầu - Phần 1A
44 trang 19 0 0 -
quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 9
8 trang 19 0 0 -
GIÁO TRÌNH TỔNG HỢP HỮU CƠ – HÓA DẦU part 3
23 trang 19 0 0 -
GIÁO TRÌNH TỔNG HỢP HỮU CƠ – HÓA DẦU part 1
23 trang 19 0 0 -
GIÁO TRÌNH TỔNG HỢP HỮU CƠ – HÓA DẦU part 9
23 trang 19 0 0 -
Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu part 8
17 trang 18 0 0 -
GIÁO TRÌNH TỔNG HỢP HỮU CƠ – HÓA DẦU part 4
23 trang 18 0 0 -
Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu part 6
17 trang 18 0 0 -
quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 5
6 trang 18 0 0