Danh mục

Thiết kế trò chơi trải nghiệm để dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 886.86 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này trình bày việc dạy đọc hiểu văn bản truyền thuyết rất cần được lồng ghép với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nói chung, hoạt động trò chơi nói riêng để tạo không gian và cơ hội cho các em được trải nghiệm thể loại văn học dân tộc, đi sâu vào khám phá văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục của nhân dân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế trò chơi trải nghiệm để dạy học truyền thuyết cho học sinh lớp 6 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 21-26 ISSN: 2354-0753 THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRẢI NGHIỆM ĐỂ DẠY HỌC TRUYỀN THUYẾT CHO HỌC SINH LỚP 6 Lê Thị Quỳnh Trang, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trần Hoài Phương+ +Tác giả liên hệ ● Email: phuongth@hnue.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 30/8/2020 Applying experiential activities in teaching Literature helps students to Accepted: 28/9/2020 engage more deeply in the texts to understand and absorb values. Depending Published: 05/11/2020 on the lessons and students, teachers can choose an appropriate one. Accordingly, with Legends and Grade 6 students, gaming is considered an Keywords effective and engaging form. However, in order for the game to be not merely experiential activities, games, entertaining, it is necessary to attach the content and the way of playing with teaching legends, 6th Grade. the genre’s characteristics. This article proposes some basic experiential games that can be used in teaching Legends to Grade 6 students through a detailed introduction to the rules of the game, organizational methods, illustrative examples, and important notes. The teaching of reading comprehension of presentation text should be integrated with the organization of experiential activities in general and games in particular to create space and opportunities for children to experience the ethnic literature, deeply explore the culture, history, beliefs and customs of the people. 1. Mở đầu Văn học - cuộc sống - con người là những yếu tố không thể tách rời nhau. Nói như Nguyễn Minh Châu khi trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ đầu xuân 1987 thì “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Để văn học đến gần hơn với con người, đòi hỏi chúng ta phải có sự đồng cảm, thấu hiểu và quan trọng nhất là trải nghiệm. Theo Giáo trình Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông (Phạm Thị Thu Hương, 2017), việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sẽ “phát huy tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở nhà trưởng phổ thông, kết nối văn học và đời sống một cách sâu sắc, tăng cường tính thực tiễn của môn học, phù hợp với nguyên tắc sư phạm dạy học gắn với đời sống; góp phần củng cố, mở rộng vốn tri thức cho học sinh; rèn luyện kĩ năng làm văn; tăng cường hứng thú của học sinh với môn học” (Phạm Thị Thu Hương, 2017, tr 343). Đồng thời, có thể xem hoạt động trải nghiệm như là “cánh tay đắc lực” để đưa văn chương về gần với cội nguồn sáng tạo, đưa con người hiểu hơn về cuộc sống. Nói cách khác, hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn đặt ra những tình huống có vấn đề gắn liền với trải nghiệm xúc cảm của mỗi học sinh, tạo điều kiện giúp các em trau dồi vốn sống; bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm ngày càng phong phú; hình thành những phẩm chất tốt đẹp và giá trị sống nhân văn (Trần Hoài Phương, 2018a). Trong các hình thức trải nghiệm, trò chơi không chỉ nhận được sự hưởng ứng của đại đa số học sinh mà còn là công cụ đắc lực khiến giờ học trở nên thú vị hơn. Tuy trò chơi có xuất phát điểm là loại hình hoạt động giải trí, thư giãn nhưng khi được tổ chức có kịch bản với những nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau thì nó còn mang đầy đủ chức năng giáo dục, giao tiếp, văn hóa,..., giúp học sinh được “học mà chơi, chơi mà học”. Mục đích của trò chơi là nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên, giảm tải căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình học tập. Do đó, việc tổ chức trò chơi cũng là một hình thức học tập tích cực, là một hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai (Bộ GD-ĐT, 2018). Văn học dân gian được coi là cội nguồn của văn hóa, văn học dân tộc, trong đó truyền thuyết là thể loại vừa khái quát được lịch sử dân tộc vừa là minh chứng cho sự sáng tạo của nhân dân trong văn học. Để truyền thuyết đến gần hơn với học sinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: