Danh mục

Thơ chữ Hán Nguyễn Du - Nhật ký tâm trạng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.39 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thơ chữ Hán Nguyễn Du - Nhật ký tâm trạngThơ chữ Hán Nguyễn Du đã thể hiện gần như trọn vẹn Thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập (sáng tác trong khoảng thời gian từ 1786- 1804, tức là trong chặng đường “mười năm gió bụi”, về quê dưới chân núi Hồng và một vài năm đầu ra làm quan)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ chữ Hán Nguyễn Du - Nhật ký tâm trạngThơ chữ Hán Nguyễn Du - Nhật kýtâm trạngThơ chữ Hán Nguyễn Du đã thể hiện gần như trọn vẹn tâm tình,suy nghĩ của nhà thơ trong suốt cả một chặng đường dài, trải quabao biến cố của bản thân cũng như thời cuộc. Đó là cuốn nhật kýtâm trạng mà thế hệ hậu sinh qua đó có thể hiểu cụ thể hơn, sâusắc hơn về Nguyễn Du, về những gì đã làm nên một nhà thơ lớn,một người nghệ sỹ vĩ đại của mọi thời đại.Thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập(sáng tác trong khoảng thời gian từ 1786- 1804, tức là trongchặng đường “mười năm gió bụi”, về quê dưới chân núi Hồng vàmột vài năm đầu ra làm quan); Nam trung tạp ngâm (sáng táctrong khoảng thời gian từ 1805- 1812, thời gian làm quan ở kinhđô Huế và làm cai bạ ở Quảng Bình) và Bắc hành tạp lục ( sángtác trong thời gian đi sứ Trung Quốc năm 1813- 1814). Xét vềmặt thời gian sáng tác cũng như nội dung,“10 năm gió bụi” Nguyễn Du sống ra sao, những năm về dướichân núi Hồng làm một “Nam Hải điếu đồ” ( Người câu cá ở biểnNam), “Hồng Sơn liệp hộ” ( Phường săn ở núi Hồng) tâm trạngnhư thế nào, rồi chặng đường ra làm quan và trên đường đi sứphương Bắc nhà thơ có những cảm nghĩ gì ? Thơ chữ Hán đãsoi tỏ con người Nguyễn Du, tâm sự Nguyễn Du. Từng bài thơ,cả tập thơ nặng trĩu một nỗi buồn đau, bi thiết, một mối quan hoàidằng dặc. Bước đường quan san, gió bụi, tha hương, chân trờigóc biển, ốm đau bệnh tật, trăng thu, đêm thu, gió thu lạnh, mùaxuân lạnh, mái tóc bạc, nỗi nhớ quê hương ngoài nghìn dặm, nỗisầu thế cuộc...tất cả trở đi trở lại, thành nỗi niềm man mác trongsuốt cả tập thơ. Đọc Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Xuân Diệu có cảmgiác về “ một buổi chiều thu rất dài và tê tái”. Quả thực khó tìmthấy một sắc màu tươi sáng, một tâm trạng tươi vui, một ý nghĩnhẹ nhỏm. Bóng hình, nét mặt, mái tóc, tâm tình, suy nghĩ củaNguyễn Du dường như đều ẩn chứa nỗi buồn đau. Buồn đau chobản thân, cho thời cuộc, không chỉ thế Nguyễn Du còn là ngườitự chuốc lấy cho mình nỗi đau của bao kiếp người trong xã hộivới cảm quan thường trực “Bách niên đa thiểu thương tâm sự”(Cuộc đời trăn năm có biết bao chuyện thương tâm). Nếu nhưTruyện Kiều gián tiếp gửi gắm nỗi đau của mình, của muôn ngườivà của cuộc đời qua một kiếp người, một số phận thì thơ chữHán là tiếng nói trực diện.1. Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy“Sống chưa nên danh vọng gì người đã suy yếu. Tóc bạc bơ phờtrước gió chiều”. Đấy là những lời Tự thán của Nguyễn Du trongthời gian “10 năm gió bụi”, xiêu bạt ở quê người. Hình ảnh máiđầu bạc xuất hiện với mật độ khá lớn trong thơ chữ Hán củaNguễn Du. Đào Duy Anh chỉ thống kê riêng ở Thanh Hiên thi tậpđã có 17 bài nói về mái đầu bạc. Người viết bài này thử làm thaotác thống kê trong Thơ chữ Hán thấy có khoảng 30 bài nhắc đếnhình ảnh này, trong đó nhiều nhất là ở Thanh Hiên thi tập.Nguyễn Du tóc bạc sớm, mới ngoài ba mươi tuổi mái tóc đã bạctrắng, ông thường than ngày tháng trôi mau, “hết xuân lại thu đầubạc thêm”. Rõ ràng bạch phát, bạch đầu là hình ảnh thực nhưngcũng là hình ảnh mang đầy tâm sự, nỗi niềm. Ẩn đằng sau máiđầu sớm bạc “đi giữa gió thu” là những mối u sầu, những biếnđộng lớn lao trong thế giới nội tâm của một nhà nho sớm bướcvào đời, với cuộc đời và cõi lòng chứa biết bao chuyện thươngtâm. Luân lạc, buồn đau trong cuộc đời riêng, biến cố thời cuộcdồn dập diễn ra trước mắt làm cho tóc nhà thơ sớm bạc: “Tấmthân sáu thước sống lênh đênh trong vòng trời đất. Đầu tóc bạcphơ, gió tây thổi tung” (Mạn hứng), “Bùi ngùi nỗi thời giờ thấmthoắt làm cho tóc chóng bạc. Suốt đời mối u sầu chưa hề gỡ ra”(..). Trước những lời lẽ tiêu tao ấy, Xuân Diệu đã từng băn khoănđi tìm lời lý giải “ những vất vả, luân lạc gì trong cuộc đời thật củaNguyễn Du, những gió mưa gì đã làm cho đầu thi sĩ sớm bạc đếnnhư vậy!”.Thời cuộc thì đã rõ, còn bản thân? Câu trả lời có thể đọc thấytrong toàn bộ Thơ chữ Hán. “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán.Bạch đầu đa hận tuế thời thiên” (ở Hồng Lĩnh không có nhà, anhem tan tác. Đầu bạc thường bực mình vì ngày thàng trôi mau-Quỳnh Hải nguyên tiêu). “Mười năm gió bụi, bỏ quê hương đi xa.Đầu bạc bơ phờ ở nhờ nhà người...Một nhà xuân lạnh bệnh cũlại nhiều”( U cư I). “Ba tháng xuân ốm liên miên, nghèo không cóthuốc. Hết ăn nhờ ở miền sông lại đến miền biển. Hư danh chưabuông tha người đầu bạc”( U cư II). “Mấy đoá hoa vàng đã nở nơilối cũ. Vài sợi tóc bạc nhắc nhở người suy yếu”(Phụ lục nguyêntác). Ngèo đói, ốm đau, sống nương nhờ nay đây mai đó...Bấynhiêu chìm nỗi khốn khó trong đời làm cho đầu thi nhân chóngbạc. “Đa bệnh đa sầu khí bất hư”” ( Lắm bệnh, hay buồn, tâmthần không được thư thái- Ngoạ bệnh), “Nỗi u sầu suốt đời khônggỡ ra được”...Làm khách không nhà, ốm đau bệnh tật lại còn tựmang lấy những chuyện thương tâm của cuộc đời, “đem cái bệnhthời đại làm cái bệnh của chính mình” (Xuân Diệu), cho nên “ Tócbạc rồi, dù có hùng tâm, cũng ngồi than ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: