Danh mục

Thống kê hóa học và ứng dụng tin học trong hóa học

Số trang: 125      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chữ số có nghĩa (CSCN) a) Ðể phản ánh mức độ tin cậy của mộ số đo thực nghiệm, ta chỉ được phép ghi số đo này bằng các chữ số có nghĩa (CSCN). Cần phân biệt chữ số (figure) và số (number). - Ta thường dùng mười chữ số sau : 0, 1, 2,... để biểu thị các giá trị khác nhau của một số. Vậy : số là một tập hợp các chữ số viết theo các trình tự và một thuật toán xác định. Trong thực nghiệm Hóa học, ta thường gặp 3 loại số sau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thống kê hóa học và ứng dụng tin học trong hóa họcCHƯƠNG 1 : SAI SỐ NGẪU NHIÊN VÀ SAI SỐ HỆ THỐNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Chữ số có nghĩa 2. Làm tròn số cho số đo gián tiếp II. SAI SỐ NGẪU NHIÊN VÀ CÁCH BIỂU DIỄNIII. SAI SỐ HỆ THỐNG VÀ CÁCH BIỂU DIỄN 1. Định nghĩa 2. Phân loại sai số hệ thống 3. Các biện pháp loại bỏ sai số hệ thống 4. Lan truyền sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiênI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Chữ số có nghĩa (CSCN) TOP a) Ðể phản ánh mức độ tin cậy của mộ số đo thực nghiệm, ta chỉ được phép ghi số đo này bằng các chữ số cónghĩa (CSCN). Cần phân biệt chữ số (figure) và số (number). - Ta thường dùng mười chữ số sau : 0, 1, 2,... để biểu thị các giá trị khác nhau của một số. Vậy : số là một tậphợp các chữ số viết theo các trình tự và một thuật toán xác định. Trong thực nghiệm Hóa học, ta thường gặp 3 loại số sau đây : số tự nhiên thông thường, số logarit, số mũ. b) Ðối với mỗi số đo đối với số tự nhiên thông thường, ta phân biệt hai loại chữ số có nghĩa sau đây : - Chữ số có nghĩa không tin cậy : là chữ số đứng sau cùng về bên phải của số đo. Chỉ có duy nhất một CSCNkhông tin cậy trong mỗi số đo. - Chữ số có nghĩa tin cậy : là tất cả các chữ số đứng trước CSCN không tin cậy và tận cùng về bên trái bằngmột chữ số khác chữ số 0. Một số đo có thể có một hay nhiều CSCN tin cậy. Càng nhiều chữ số có nghĩa thì phép đo càng chính xác. Thí dụ : Ðọc trên buret, ta ghi được số đo 12,65 ml. Số này có tất cả 4 CSCN, phân loại như sau : 5 là CSCN không tin cậy. 1, 2, 6 là các chữ số có nghĩa tin cậy. Sở dĩ gọi các chữ số 1, 2, 6 là CSCN tin cậy là vì trên buret có chia độ chính xác đến 0,1 ml thì ai cũng đọcthấy rõ chữ số này. Chữ số 5 thuộc loại CSCN không tin cậy vì nhiều người đọc phải ước lượng bằng mắt và do đó cósự chênh lệch, có khi đọc thành 12,64 ml hoặc 12,66 ml. Ðộ không tin cậy tương đối mới có giá trị biểu thị độ chính xác của phép đo. Nó càng nhỏ thì phép đo càngchính xác. * Khi ghi một số đo thực nghiệm, chúng ta cần lưu ý đến vai trò của chữ số 0. Thí dụ : 12,04 ml : có 4 CSCN . 10,05 ml : có 4 CSCN . 0,28 ml : có 2 CSCN . 5,40 ml : có 3 CSCN . c) Ðối với mỗi số đo thuộc loại số logarit thì các CSCN chỉ tính từ chữ số khác 0 đầu tiên sau dấu phẩy(thuộc phần định trị của số logarit). Thí dụ : Các số đo logarit sau : log x = 4,3576 : có 4 CSCN (không tính chữ số 4). log x = 2,0359 : có 3 CSCN (không tính chữ số 2 và 0). log x = 5,6730 : có 4 CSCN (không tính chữ số 5). d) Ðối với mỗi số đo thuộc loại số mũ thì các CSCN cũng chỉ tính từ chữ số khác 0 sau dấu phẩy (thuộc phầnmũ của số mũ). Thí dụ : Nhận xét quan trọng : e) Xác định các CSCN trên các thang đo hiện số . Các máy đo hiện đại người ta dùng thang đo hiện số có 8 hoặc trên 8 hàng chữ số. Ta quy ước đọc tới hàng chữ số nào ứng với CSCN không tin cậy. 2. Làm tròn số cho số đo giáp tiếp TOP Số đo gián tiếp là số đo tính được từ các số đo trực tiếp thông qua biểu thức Toán học nào đó. Sai số của số đotrực tiếp lan truyền sang số đo gián tiếp nên ta phải ghi số đo gián tiếp cũng bằng những chữ số có nghĩa. Khi tính toán thường có nhiều số lẻ, cần phải làm tròn số. Muốn vậy, ta phải tìm ra số chốt trong mỗi biểu thứctính toán số đo gián tiếp. a) Phép cộng và trừ : Số chốt được coi là số hạng có độ không tin cậy tuyệt đối lớn nhất. Khi đó, số thành (tức là số đo gián tiếp)phải có độ không tin cậy tuyệt đối của số chốt này. Thí dụ : Hãy tính phân tử lượng của BaO. Tra bảng nguyên tử lượng, ta tính được : b) Phép nhân và chia : Số chốt được coi là thừa số có độ không tin cậy tương đối lớn nhất. Số chốt có bao nhiêu chữ số có nghĩa thìsố thành cũng có bấy nhiêu CSCN. Thí dụ : Hút 10 ml,00 dung dịch Hcl đem chuẩn độ bằng dung dịch NaOH, 0,09215 M. Thể tích NaOH tiêutốn là 2,45 ml. Tính CHCl. làm tròn thành 0,0226 M (vì số chốt là 2,45). c) Trong các phép tính hỗn hợp (cộng, trừ, nhân, chia), cần làm tròn trong từng khu vực biểu thức rồi mớilàm tròn lần cuối cùng.II. SAI SỐ NGẪU NHIÊN VÀ CÁCH BIỂU DIỄN TOP 9. Ý nghiã của đại lượng độ lệch chuẩn : Ðộ lệch chuẩn (mẫu hoặc tổng quát) là thước đo của sai số ngẫu nhiên. Nó biểu thị độ phân tán của kết quả đocũng có nghĩa là độ lặp lại của phép đo. Nó thay đổi ngẫu nhiên tùy thuộc phương pháp đo lường, điều kiện đo lường,độ lớn của đại lượng đo và vào cá nhân người đo lường. Chính vì thế mà độ l ...

Tài liệu được xem nhiều: