Danh mục

Thư gia đời Ngụy Tấn - Vương Hy Chi

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.66 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vương Hi Chi – 王羲之 xuất thân từ một một thế gia về Thư pháp với bá phụ: Vương Dực – 王翼, Vương Đạo – 王导, đường huynh: Vương Điềm – 王恬, Vương Hiệp – 王洽.. đều là những người nổi tiếng về Thư pháp. Vương Hi Chi (321 – 379 có thuyết cho rặng 303 – 361), tự là Dật Thiếu – 逸少, hiệu là Đạm Trại – 澹斋, nguyên người gốc ở Lâm Nghi – Lang Da – 琅琊临沂 (nay thuộc Sơn Đông), sau chuyển tới Sơn Âm – 山阴 (nay thuộc Thiệu Hưng – Chiết Giang), làm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thư gia đời Ngụy Tấn - Vương Hy ChiThư gia đời Ngụy Tấn - Vương Hy ChiVương Hi Chi – 王羲之 xuất thân từ một một thế gia về Thư pháp vớibá phụ: Vương Dực – 王翼, Vương Đạo – 王导, đường huynh: VươngĐiềm – 王恬, Vương Hiệp – 王洽.. đều là những người nổi tiếng vềThư pháp.Vương Hi Chi (321 – 379 có thuyết cho rặng 303 – 361), tự là DậtThiếu – 逸少, hiệu là Đạm Trại – 澹斋, nguyên người gốc ở Lâm Nghi– Lang Da – 琅琊临沂 (nay thuộc Sơn Đông), sau chuyển tới Sơn Âm– 山阴 (nay thuộc Thiệu Hưng – Chiết Giang), làm quan tới chức Hữuquân tướng quân – 右军将军, Cối Kê nội sử – 会稽内史. Ông là Thư.pháp gia vĩ đại nhất thời Đông Tấn, được người đời sau tôn xưng làThư Thánh.Vương Hi Chi năm lên 7, theo học Thư pháp của nữ Thư pháp gia VệThược – 卫铄. Ông lâm mô Vệ thư tới năm 12 tuổi cảm thấy tuy đạtđược tinh thần xong vẫn không thỏa ý. Khi được phụ thân truyền dạyThư pháp luận, ông tự bộc bạch: “ngô dĩ đại cương, tức hữu sở ngộ”(Ta từ đại cương để ngộ được Thư pháp). Thường nghe thầy kể vềnhững tấm gương khổ luyện của lịch đại Thư gia, ông rất hâm mộ Thưpháp của “Thảo Thánh” Trương Chi đời Đông Hán –东汉「草圣」张芝, liền quyết tâm lấy bài học “lâm trì” của TrươngChi để răn mình học tập. Về sau, ông vượt sông sang bờ bắc đi khắpdanh sơn, Thảo thư học theo Trương Chi, Chính thư học theo ChungDiêu, “kiêm nhiếp chúng pháp, bị thành nhất gia –兼撮众法,备成一家” đạt tới độ “quý việt quần phẩm, cổ kim mạcnhị – 贵越群品,古今莫二” (tinh túy hơn mọi tác phẩm, cổ kim vôsong)Để luyện được Thư pháp, mỗi lần tới một vùng đất, ông đều ra sức tìmtòi bia khắc các đời, tích lũy rất nhiều tư liệu Thư pháp. Trong nhà,trong sân, ngoài cửa, ông đều cho đặt bàn, bày bút, giấy, mực, nghiên,để mỗi khi nghĩ tới một kết cấu đẹp của chữ sẽ lập tức viết ngay lêngiấy. Khi tập Thư pháp, ông đều nhắm mắt nghĩ rất lung tới mức quênăn quên ngủ. So với lưỡng Hán và Tây Tấn, thư phong của Vương HiChi nổi bật bởi sự tinh tế, kết cấu biến hóa. Thành tựu lớn nhất của ônglà thêm, bớt cổ pháp, biến thư phong chất phác đời Hán Ngụy thành bútpháp tinh diệu, tận thiện tận mỹ. Thảo thư quấn quít khúc chiết, Chínhthư thế diệu hình mật, Hành thư khỏe khoắn tự nhiên, tóm lại, ông đưaThư pháp Hán từ chỗ thực dụng tới chỗ chú trọng kỹ pháp, nhấn mạnhvào tình cảm. Trên thực tế, đó là sự thức tỉnh của nghệ thuật Thư pháp,Thư gia không chỉ phát hiện được vẻ đẹp của Thư pháp mà còn có khảnăng biểu đạt được vẻ đẹp của Thư pháp. Thư pháp gia các đời khôngmấy ai không lâm mô thư thiếp của Vương Hi Chi vì ông được tônxưng là “thư thánh”. Khải thư của ông như: “Nhạc Nghị luận”, “HoàngĐình kinh”, “Đông Phương Sóc họa tán” … được “Nam triều thời ấyrất ưa thích”, hiện còn rất nhiều câu truyện đầy mầu sắc truyền kỳ,thậm chí còn trở thành đề tài cho hội họa. Thảo thư của ông được thếnhân tôn là “Thảo chi thánh”. Hiện nay không còn nguyên tích lưu lạinhưng khắc thạch Thư pháp vẫn còn rất nhiều. Tác phẩm của Vương HiChi rất phong phú, ngoài “Lan đình tự” còn có các bức nổi tiếng khácnhư: “Quan nô thiếp – 官奴帖”, “Thập thất thiếp – 十七帖”,”Nhị tạthiếp – 二谢帖”, “Phụng quất thiếp – 奉枯帖”, “Di mẫu thiếp -姨母帖”, “Khoái tuyết thời tình thiếp – 快雪时晴帖”, “Nhạc Nghị luận– 乐毅论”, “Hoàng Đình Kinh – 黄庭经” …. Đặc điểm nổi bật nhấttrong Thư pháp của ông là sự bình hòa, tự nhiên, bút thể uyển chuyểnhàm súc, đẹp đẽ mỹ lệ. Người đời sau bình về sự tận thiện tận mỹ trongthư pháp Vương Hi Chi rằng: “Phiêu nhược du vân, kiểu đài kinh xà –飘若游云,矫苔惊蛇” (Lãng đãng như áng mây xanh trổi nổi, uốnlượn như rêu in vết rắn trườn.”Trong lịch sử, trào lưu học thư pháp Vương Hi Chi đầu tiên xuất hiệnvào thời Lương – nam Triều, lần thứ hai là đời Đường. Đường TháiTông rất tôn sùng Vương Hi Chi, không chỉ thu thập Thư pháp họVương mà còn tự mình viết lời bình khen ngợi phần “Tấn thư – VươngHi Chi truyện”, khi nói về Chung Diêu cho rằng: “Luận kỳ tận mỹ,hoặc hữu sở nghi” (nói là tận mỹ, e rằng còn phải xem xét), về HiếnChi, cho rằng còn có bệnh khi viết, nói về các Thư gia khác như TửVân, Vương Mông, Từ Yển đều cho rằng “danh quá kỳ thực”. Từ đó cóthể thấy Đường Thái Tông cho rằng Vương Hữu Quân đã đạt tới chỗ“tận thiện tận mỹ”. Các Thư gia đời sau như Âu Dương Tuân, Ngu ThếNam, Chử Toại Lượng, Tiết Tắc và Nhan Chân Khanh, Liễu CôngQuyền đời Đường, Dương Ngưng Thức đời Ngũ Đại, Tô Thức, HoàngĐình Kiên, Mễ Phất, Sái Tương đời Tống, Triệu Mạnh Phủ đờiNguyên, Đổng Kỳ Xương đời Minh … đều học tập Vương Hi Chi. Tuyđến đời Thanh, phái bi học đả phá phái Thiếp học nhưng Vương Hi Chivẫn giữ được vị trí “Thư Thánh”, “Mặc Hoàng”.Thư pháp của Vương Hi Chi ảnh hưởng tới con cháu của ông. Các conông như: Huyền Chi – 玄之giỏi Thảo thư, Ngưng Chi – 凝之giỏi Lệthư, Huy Chi – 徽之 giỏi Chân ,Thảo, Tháo Chi – 操之 giỏi Chính,Hành thư, Hoán Chi – 焕之giỏi Thảo thư, Hiến Chi – 献之được xưnglà “tiểu thánh”. Hoàng Bá Tư 黄伯思 trong “Đông Quan Từ luận –东观徐论” cho rằng: “Vương thị Ngưng, Tháo, Huy, Hoán chi tứ tửthư, dữ Tử Kính thư cụ truyền, giai đắc gia phạm, nhi thể các bất đồng.Ngưng Chi đ ...

Tài liệu được xem nhiều: