Danh mục

Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn - Nguyễn Thanh Liêm

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.41 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích bài viết "Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn" nhằm tìm hiểu mô hình di cư của các hộ gia đình nông thôn từ kết quả của các cuộc khảo sát, tìm hiểu những điểm khác biệt về khả năng di cư giữa các nhóm dân số có thu nhập khác nhau nhằm tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa di dân và thu nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn - Nguyễn Thanh Liêm66 Xã hội học, số 3 - 2007Thu nhập của hộ gia đình vàcác đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn Nguyễn Thanh Liêm Giới thiệu Có rất nhiều bằng chứng cho thấy di cư được sử dụng như một chiến lược sống của nhiềugia đình nông thôn để đối phó với cảnh nghèo nàn. Một mặt, các hộ gia đình nông thôn sử dụng dicư như sự đầu tư cho một số thành viên trong gia đình nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập trongthời kỳ nông nhàn. Các hộ gia đình nghèo ở nông thôn kỳ vọng rằng mức sống của họ sẽ được cảithiện qua những khoản tiền hay quà mà nguồn di cư gửi về. Bên cạnh đó, có nhiều hộ gia đình đầutư vào con cái không nhằm mục đích thu lợi cho hộ gia đình mà chỉ đơn thuần là giúp con cái cócuộc sống tốt hơn. Mối quan hệ giữa di cư và thu nhập của hộ gia đình nông thôn rất phức tạp do tính tương tácgiữa chúng. Do di dân luôn phải đi kèm một số khoản chi phí, nên những người thuộc nhóm dân sốnghèo nhất không thể có đủ điều kiện di cư. Mặt khác, nghèo đói cũng thường là động cơ hay áp lựcđể di chuyển. Tuy nhiên, di cư cũng có thể làm cho hộ gia đình nông thôn mất lao động, rơi vàocảnh nợ nần do chi phí ban đầu cho di cư hay giúp dân di cư tìm được việc làm. Di cư từ nhữngvùng nông thôn cũng góp phần cải thiện điều kiện kinh tế của những hộ gia đình ở lại thông qua cáckhoản tiền gửi về. Mục đích của bài viết này là tìm hiểu mô hình di cư của các hộ gia đình nông thôn từ kếtquả của một cuộc khảo sát. Bên cạnh đó, bài viết này tập trung tìm hiểu những khác biệt về khảnăng di cư giữa các nhóm dân số có thu nhập khác nhau nhằm tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa didân và thu nhập. Địa bàn và phương pháp phân tích Các phân tích trong bài này sử dụng số liệu từ “Dự án nghiên cứu liên ngành về gia đìnhnông thôn Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi”. Nghiên cứu này được triển khai trên địa bàn nôngthôn của ba tỉnh gồm Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế. Thời điểm khảo sát tại các tỉnhtrên diễn ra không cùng lúc và theo thứ tự là 2004, 2005, và 2006. Địa bàn khảo sát là một điểm quan trọng cần lưu ý vì khái niệm “các vùng nông thôn ViệtNam” sử dụng trong bài viết này mặc dù đã bao gồm cả ba vùng bắc trung nam nhưng thực chất vẫnkhông thể đại diện cho cả nước. Khái niệm này cần được hiểu là trong vùng nông thôn của ba tỉnhđược chọn này. Cả phương pháp tiếp cận định tính và định lượng đã được sử dụng trong nghiên cứu nàynhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực và với các thế mạnh khácnhau. Tuy nhiên, bài viết này mới chỉ đưa ra các kết quả nghiên cứu ban đầu và giới hạn trong việc Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Nguyễn Thanh Liêm 67sử dụng các số liệu định lượng. Tại mỗi tỉnh, khoảng 300 hộ gia đình đã được phỏng vấn thànhcông và đây cũng chính là mẫu phân tích của nghiên cứu này. Loại hình, khái niệm con cái di cư, và một số khái niệm cơ bản khác Trong nghiên cứu này, dân di cư được hiểu là con cái di cư và là những người con của ngườitrả lời mà vào thời điểm khảo sát không sống tại huyện khảo sát. Một điểm đáng lưu ý là con cái dicư không có nghĩa là trẻ con di cư. Trên thực tế, một số người trong nhóm con cái di cư có tuổi đờikhá cao. Trên thực tế còn có rất nhiều người con khác cũng có thể coi là con cái di cư; chẳng hạnnhững người con không sống cùng bố mẹ tại hộ gia đình khảo sát nhưng vào thời điểm khảo sát sốngtại hộ khác trong cùng xã hoặc sống tại xã khác trong cùng huyện. Các nhóm con cái di cư đó cũng cóthể nhận dạng được qua bộ số liệu của khảo sát này. Các kết quả phân tích cho thấy con cái sốngtrong cùng xã nhưng khác hộ bố mẹ chiếm khoảng 34 phần trăm tổng số con cái không sống cùng hộvới bố mẹ. Con cái di cư sống tại xã khác trong cùng huyện chiếm 14 phần trăm, con cái sống ởhuyện khác trong cùng tỉnh chiếm 12 phần trăm tổng số con cái không sống cùng hộ với bố mẹ, và sốcòn lại bao gồm con cái sống ở tỉnh khác hoặc nước ngoài. Đa số con cái trong nhóm cuối là sống ởtỉnh khác vì chỉ có vài trường hợp sống ở nước ngoài. Biểu đồ 1: Phân phối của con cái không sống cùng hộ với bố mẹ Cùng xã Tỉnh khác 34% nước khác 40% Cùng huyện 14% Cùng tỉnh 12% Trong khi di cư trong xã và trong huyện thường gắn nhiều hơn với các lý do tách hộ hoặc hônnhân thì di cư từ huyện này sang huyện khác thường gắn với nhiều loại lý do hơn và cũng thường gắnc ...

Tài liệu được xem nhiều: