Nếu trong gia đình có người cao tuổi, bạn cần chú ý đến việc lên thực đơn sao cho hội đủ các điều kiện: đủ dưỡng chất, dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ, nhiều sinh tố. Khi người ta trẻ, các món ăn có hai nhiệm vụ: giúp cơ thể hoạt động và phát triển. Khi lớn tuổi, thức ăn chỉ còn một nhiệm vụ duy nhất là cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì thế, người bước qua 60 tuổi cần ăn ít đi về số lượng. Nếu lúc còn trẻ mỗi bữa ăn hai, ba...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực Đơn Cho Người Cao Tuổi
Thực Đơn Cho Người Cao Tuổi
Nếu trong gia đình có người cao tuổi, bạn cần
chú ý đến việc lên thực đơn sao cho hội đủ các
điều kiện: đủ dưỡng chất, dễ tiêu hóa, nhiều
chất xơ, nhiều sinh tố.
Khi người ta trẻ, các món ăn có hai nhiệm vụ:
giúp cơ thể hoạt động và phát triển. Khi lớn tuổi,
thức ăn chỉ còn một nhiệm vụ duy nhất là cung cấp năng lượng cho cơ thể
hoạt động. Vì thế, người bước qua 60 tuổi cần ăn ít đi về số lượng. Nếu lúc
còn trẻ mỗi bữa ăn hai, ba hoặc bốn bát thì nay nên bớt đi một bát cơm. Cần
theo dõi cân nặng để điều chỉnh khi thấy có xu hướng tăng.
Hệ tiêu hóa người cao tuổi không còn “sung sức” như thời trẻ, độ co bóp
yếu, nên khó đẩy chất thải ra ngoài. Chất thải càng ở lâu trong ruột già, càng
tạo điều kiện cho vi sinh vật “bành trướng”, chúng làm đầy hơi, đầy bụng.
Bụng trướng, đầy hơi cản trở sự hoạt động của tim và cơ hoành, gây mệt
mỏi toàn cơ thể. Vì vậy, khi lớn tuổi, cần ăn món dễ tiêu hóa và nhiều chất
xơ như: cháo dựng bò (trong cháo có đậu xanh, đu đủ xanh, khoai mì, bí đỏ,
nghệ hầm với chân bò, chân bê). Món này rất dễ tiêu vì được hầm nhừ và có
sự hỗ trợ của nghệ. Các món riêu cua, riêu cá… nấu với cà chua ăn cùng rau
sống, rau thơm, bún; bánh canh cua nấu với nấm rơm, canh nấm, canh cua
rau đay… rất có lợi cho sức khỏe người cao tuổi.
Người có tuổi nên dùng đạm thực vật vì gan đã đến thời “lười” tổng hợp
đạm nên dễ thiếu chất này. Nên ăn các món như xôi đậu xanh, xôi đậu đen,
xôi đậu đỏ, cơm gạo lức muối mè, bánh đa kê, cà ri cá đuối, tàu hủ xốt cà,
tàu hủ “lướt ván”, xúp nấm, xúp nui sao, đậu xanh (hầm xương làm nước
lèo)…
Người cao tuổi cần ăn năm bữa trong ngày, bao gồm hai bữa xế vào lúc 9g
sáng và 3g chiều. Các bữa xế nên dùng trái cây có tác dụng nhuận tràng để
hỗ trợ hệ tiêu hóa như: đu đủ, thanh long, bưởi, táo, cam, quít… (Các chất
xơ trong trái cây giúp “quét” cholesterol ra khỏi ruột, góp phần ngăn chặn xơ
vữa mạch máu). Xen kẽ với trái cây là các món: xôi gấc, sữa đậu nành, sữa
chua, đậu phộng nấu, một số bột ăn liền như: bột ngũ cốc, bột lúa mạch, bột
tảo spirulina.
Nếu không muốn trở thành “khách hàng thân thiết” của bệnh viện, người cao
tuổi cần hạn chế những món chứa nhiều đường, muối như: bánh bông lan
kem bơ, bánh ít nhân dừa, bánh bía, bánh mì ăn với xúc xích, thịt hun khói,
cá khô, các món mắm… Do đó, nhiệm vụ của người nội trợ trong gia đình
là… quên các món nêu trên khi đi chợ.
Người cao tuổi thường không thấy khát dù cơ thể thiếu nước. Vì thế, bên
cạnh ăn nhiều các món nấu trong nước, người nhà cần nhắc các cụ uống
thêm nước. Cách uống như sau: uống nhiều vào buổi sáng, giảm dần và
ngưng hẳn vào buổi tối để không bị tiểu đêm.