Danh mục

Thực tiễn về phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 862.63 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thực tiễn về phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam trình bày: Nền kinh tế mở, các quốc gia đều quan tâm đến kinh tế thương mại biên giới, thúc đẩy giao lưu hàng hoá với các quốc gia láng giềng để phát huy lợi thế so sánh của nước mình,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn về phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt NamTHỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨUỞ VIỆT NAMNGUYỄN THỊ KIM XOAPhân hiệu Đại học Huế tại Quảng TrịTóm tắt: Trong nền kinh tế mở, các quốc gia đều quan tâm đến kinh tếthương mại biên giới, thúc đẩy giao lưu hàng hoá với các quốc gia lánggiềng để phát huy lợi thế so sánh của nước mình. Phát huy ưu thế có đườngbiên giới dài chung với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, thời giangần đây, nước ta đã ban hành những chính sách khuyến khích phát triển kinhtế khu vực biên giới. Bài viết này trình bày một cách khái quát về lịch sử, vaitrò, đặc điểm và tình hình phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu ở ViệtNam.1. ĐẶT VẤN ĐỀTrên thế giới hiện nay, một số quốc gia, khu vực với trình độ phát triển cao có nhu cầumở rộng hoạt động kinh tế của mình. Thông qua các công ty đa quốc gia, họ chuyểnmột phần vốn, công nghệ... sang nước khác để mở rộng sản xuất, tăng thêm doanh thuvà lợi nhuận. Nơi đến của các công ty đa quốc gia này thường là những nước kém pháttriển hơn, có nguồn lao động rẻ, kèm theo một số lợi thế khách quan và chủ quan khác.Nhiều nghiên cứu thực nghiệm, đặc biệt trong những năm 90 thế kỷ 20, về hoạt độngcủa các công ty đa quốc gia và các tổ chức kinh tế tại các nước kém phát triển hơn đãchứng minh những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tếcủa các nước sở tại thông qua sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khukinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK).Trong xu thế chung, những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển cáckhu KTCK nhằm tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế của các địa phương biên giới,góp phần mở rộng giao lưu, buôn bán, xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trêncác lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và của khu vựclân cận, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.2. THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU2.1. Các khái niệm liên quanKhu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinhdoanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lậptheo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu chếxuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chínhvà các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 86-93THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU Ở VIỆT NAM87Khu Kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩuquốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tụcquy định.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt NamNước ta có lợi thế tự nhiên và lịch sử, đường biên giới dài 4.600 km giáp với 3 nướcláng giềng thuộc 25 tỉnh, được thông thương qua 97 cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính,cửa khẩu phụ. Bắt nhịp với tiến trình đổi mới quan hệ với các nước láng giềng, từ cuốinăm 1996, một mô hình kinh tế mới - khu KTCK đã ra đời, ngày càng phát triển, trởthành một thực thể không thể thiếu trong cấu thành của nền kinh tế nước nhà.Chỉ qua 12 năm, hệ thống các khu KTCK đã trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn mở đầu cótính chất thử nghiệm bằng quyết định 196/1996/QĐ-TTg ngày 18/9/1996 của Thủ tướngChính phủ xây dựng thí điểm khu KTCK tại Móng Cái, Quảng Ninh. Bằng chính sáchkhuyến khích hợp lý, thị xã tận cùng Đông Bắc đã từ hoang tàn, đổ nát nhanh chóngvươn dậy thành một đô thị xứng tầm, đặt nền móng về lý luận và thực tiễn cho việc rađời mô hình kinh tế mới - khu KTCK.Khu25232015Số S?lượngkhu KTCKlư?ng c?a kh?u108531Năm01996199820002008Hình 1.1. Tình hình phát triển các khu KTCK qua các nămTừ năm 1997 đến năm 2000 là giai đoạn mở rộng thí điểm, lần lượt 8 khu KTCK khác ở8 tỉnh ra đời là Lạng Sơn (Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai), Hà Tiên (Kiên Giang), CaoBằng (Cao Bằng), Cầu Treo ( Hà Tĩnh), Mộc Bài (Tây Ninh), Lao Bảo (Quảng Trị) vàBờ Y (Kon Tum).Từ năm 2001 đến nay là giai đoạn khẳng định hình mô hình này. Từ đó, có thêm 14 khuKTCK là: Bắc Phong Sinh và Hoành Mô - Đồng Văn (Quảng Ninh), Chi Ma (LạngSơn), Thanh Thuỷ (Hà Giang), Ma Lu Thàng (Lai Châu), Loóng Sập, Chiềng Khương(Sơn La), Tây Trang (Điện Biên), Cha - lo (Quảng Bình), Nam Giang (Quảng Nam),88NGUYỄN THỊ KIM XOAĐường 19 (Gia Lai), Bon-nu-ê (Bình Phước), Xa Mát (Tây Ninh), Đồng Tháp (ĐồngTháp), Khánh Bình (An Giang). Như vậy, đến nay có tổng số 23 khu KTCK, thuộc địaphận của 19 tỉnh giáp biên.Nhờ tăng nhanh số lượng các khu KTCK và sự phát triển hoạt động của từng khu đãgóp phần tăng trưởng quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với 3 nước láng giềng.Hàng xuất khẩu của Việt Nam qua các khu KTCK ban đầu thường là than nhiệt lượngthấp, cao su nguyên liệu, hàng tiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: