Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 445.29 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100" hy vọng đánh giá đúng về mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100 dựa trên văn bản mới nhất quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội là thông tư 96/2020/TT-BTC. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100 THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NHÓM VN100 Nguyễn Đức Minh Bộ môn Toán, Đại học Thương mại Tóm tắt Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trên thế giới, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có sự quan tâm và ứng xử đúng mức với các vấn đề có ảnh hưởng đến các đối tượng hữu quan như cộng đồng, đối tác, khách hàng, người lao động và cả đối với môi trường, từ đó tạo ra giá trị cho các cổ đông. Một công ty thành công trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội có nghĩa là đã quan tâm và cân bằng được lợi ích của các đối tượng hữu quan trong hoạt động của mình. Bài viết này hy vọng đánh giá đúng về mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100 dựa trên văn bản mới nhất quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội là thông tư 96/2020/TT-BTC. Từ khóa: Thông tin trách nhiệm xã hội (TNXH), môi trường, lao động, phục vụ cộng đồng. 1. Mở đầu Các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư nếu như trước đây chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận và làm thế nào để gia tăng giá trị của doanh nghiệp thì ngày nay, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và tham gia đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trên thế giới, các nhà quản trị quan tâm hơn đến các tác động xã hội và môi trường phát sinh hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có sự quan tâm và ứng xử đúng mức với các vấn đề có ảnh hưởng đến các đối tượng hữu quan như cộng đồng, đối tác, khách hàng, người lao động và cả đối với môi trường, từ đó tạo ra giá trị cho các cổ đông. CSR bao gồm các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội và nó cũng bao gồm trách nhiệm vốn có của doanh nghiệp đối với xã hội, theo nghĩa rộng nhất, CSR được hiểu là bao gồm các đối tượng hữu quan, các nhóm lợi ích có sự quan tâm đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một công ty thành công trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội có nghĩa là đã quan tâm và cân bằng được lợi ích của các đối tượng hữu quan trong hoạt động của mình. Đáp ứng mục tiêu đó, hệ thống báo cáo trách nhiệm xã hội mà cụ thể là kế toán trách nhiệm xã hội (SRA) sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin, phản ánh quá trình hoạt 204 động của doanh nghiệp đến các đối tượng hữu quan làm cơ sở đánh giá cho hiệu quả hoạt động cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Trong các nghiên cứu trước đây về thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bài viết của tác giả Hà Thị Thủy đăng trên tạp chí Phát triển và Hội Nhập năm 2019, đã có những đánh giá khái quát mức độ công bố thông tin TNXH của các doanh nghiệp; tuy nhiên các đánh giá này dựa trên các tiêu chí của Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI) để áp dụng vào thông tư 155/2015/TT-BTC. Cách đánh giá này không hoàn toàn phù hợp với thực trạng ở Việt Nam cũng như không đúng tinh thần của thông tư 155 trước đây, nay là 96/2020/TT-BTC, là văn bản của nhà nước quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, trong thời gian qua các doanh nghiệp niêm yết đã dần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công bố thông tin TNXH. Các doanh nghiệp niêm yết đã có ý thức hơn trong việc thực hiện TNXH và công bố thông tin TNXH. Đó là lý do tác giả thực hiện nghiên cứu này với hy vọng đánh giá đúng mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100. 2. Kế toán TNXH và công bố thông tin TNXH trên thế giới Kế toán trách nhiệm xã hội (Social Responsibility Accounting - SRA) được biết đến với những tên gọi khác nhau như Kế toán xã hội (Social Accounting – AC), kế toán phát triển bền vững (Sustainability Accounting - SA), kế toán xã hội và môi trường (Social and Environmental Accounting - SEA), kế toán xanh (Green Accounting - GA) … Việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau này, phụ thuộc vào quá trình phát triển của lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường của mỗi quốc gia và thế giới, phụ thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu, vào quan điểm của các tổ chức quốc tế v.v... Cụ thể, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, kế toán trách nhiệm xã hội quan tâm, chú trọng đến những khía cạnh về môi trường, vì vậy thuật ngữ thường được các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị sử dụng là kế toán xã hội và môi trường, và kế toán môi trường là một bô phận của kế toán trách nhiệm xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp, các quốc gia và toàn thế giới quan tâm, chú trọng đến sự phát triển bền vững và đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì thuật ngữ thường được sử dụng là kế toán phát triển bền vững (Huỳnh Đức Lộng, 2014, 2016). SRA là một thuật ngữ rất rộng, không có một định nghĩa thống nhất chính thức nào được công bố. Cho tới những năm 1980, với sự quan tâm ngày càng tăng về trách nhiệm xã hội và môi trường, thuật ngữ kế toán xã hội đã được một số học giả mở rộng thành kế toán xã hội và môi trường. Chẳng hạn, Grey et al. (1987, trang ix) đã xác định kế toán xã hội và môi trường như sau: ... quá trình truyền đạt những ảnh hưởng xã hội và môi trường của hành động kinh tế của các tổ chức đến các nhóm lợi ích cụ thể trong xã hội và cho toàn xã hội nói chung. Như vậy nó mở rộng trách nhiệm giải trình của các tổ chức (đặc biệt là các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100 THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRONG NHÓM VN100 Nguyễn Đức Minh Bộ môn Toán, Đại học Thương mại Tóm tắt Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trên thế giới, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có sự quan tâm và ứng xử đúng mức với các vấn đề có ảnh hưởng đến các đối tượng hữu quan như cộng đồng, đối tác, khách hàng, người lao động và cả đối với môi trường, từ đó tạo ra giá trị cho các cổ đông. Một công ty thành công trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội có nghĩa là đã quan tâm và cân bằng được lợi ích của các đối tượng hữu quan trong hoạt động của mình. Bài viết này hy vọng đánh giá đúng về mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100 dựa trên văn bản mới nhất quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội là thông tư 96/2020/TT-BTC. Từ khóa: Thông tin trách nhiệm xã hội (TNXH), môi trường, lao động, phục vụ cộng đồng. 1. Mở đầu Các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư nếu như trước đây chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận và làm thế nào để gia tăng giá trị của doanh nghiệp thì ngày nay, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và tham gia đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trên thế giới, các nhà quản trị quan tâm hơn đến các tác động xã hội và môi trường phát sinh hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có sự quan tâm và ứng xử đúng mức với các vấn đề có ảnh hưởng đến các đối tượng hữu quan như cộng đồng, đối tác, khách hàng, người lao động và cả đối với môi trường, từ đó tạo ra giá trị cho các cổ đông. CSR bao gồm các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội và nó cũng bao gồm trách nhiệm vốn có của doanh nghiệp đối với xã hội, theo nghĩa rộng nhất, CSR được hiểu là bao gồm các đối tượng hữu quan, các nhóm lợi ích có sự quan tâm đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một công ty thành công trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội có nghĩa là đã quan tâm và cân bằng được lợi ích của các đối tượng hữu quan trong hoạt động của mình. Đáp ứng mục tiêu đó, hệ thống báo cáo trách nhiệm xã hội mà cụ thể là kế toán trách nhiệm xã hội (SRA) sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin, phản ánh quá trình hoạt 204 động của doanh nghiệp đến các đối tượng hữu quan làm cơ sở đánh giá cho hiệu quả hoạt động cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Trong các nghiên cứu trước đây về thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bài viết của tác giả Hà Thị Thủy đăng trên tạp chí Phát triển và Hội Nhập năm 2019, đã có những đánh giá khái quát mức độ công bố thông tin TNXH của các doanh nghiệp; tuy nhiên các đánh giá này dựa trên các tiêu chí của Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI) để áp dụng vào thông tư 155/2015/TT-BTC. Cách đánh giá này không hoàn toàn phù hợp với thực trạng ở Việt Nam cũng như không đúng tinh thần của thông tư 155 trước đây, nay là 96/2020/TT-BTC, là văn bản của nhà nước quy định về công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, trong thời gian qua các doanh nghiệp niêm yết đã dần nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công bố thông tin TNXH. Các doanh nghiệp niêm yết đã có ý thức hơn trong việc thực hiện TNXH và công bố thông tin TNXH. Đó là lý do tác giả thực hiện nghiên cứu này với hy vọng đánh giá đúng mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN100. 2. Kế toán TNXH và công bố thông tin TNXH trên thế giới Kế toán trách nhiệm xã hội (Social Responsibility Accounting - SRA) được biết đến với những tên gọi khác nhau như Kế toán xã hội (Social Accounting – AC), kế toán phát triển bền vững (Sustainability Accounting - SA), kế toán xã hội và môi trường (Social and Environmental Accounting - SEA), kế toán xanh (Green Accounting - GA) … Việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau này, phụ thuộc vào quá trình phát triển của lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường của mỗi quốc gia và thế giới, phụ thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu, vào quan điểm của các tổ chức quốc tế v.v... Cụ thể, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, kế toán trách nhiệm xã hội quan tâm, chú trọng đến những khía cạnh về môi trường, vì vậy thuật ngữ thường được các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị sử dụng là kế toán xã hội và môi trường, và kế toán môi trường là một bô phận của kế toán trách nhiệm xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp, các quốc gia và toàn thế giới quan tâm, chú trọng đến sự phát triển bền vững và đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì thuật ngữ thường được sử dụng là kế toán phát triển bền vững (Huỳnh Đức Lộng, 2014, 2016). SRA là một thuật ngữ rất rộng, không có một định nghĩa thống nhất chính thức nào được công bố. Cho tới những năm 1980, với sự quan tâm ngày càng tăng về trách nhiệm xã hội và môi trường, thuật ngữ kế toán xã hội đã được một số học giả mở rộng thành kế toán xã hội và môi trường. Chẳng hạn, Grey et al. (1987, trang ix) đã xác định kế toán xã hội và môi trường như sau: ... quá trình truyền đạt những ảnh hưởng xã hội và môi trường của hành động kinh tế của các tổ chức đến các nhóm lợi ích cụ thể trong xã hội và cho toàn xã hội nói chung. Như vậy nó mở rộng trách nhiệm giải trình của các tổ chức (đặc biệt là các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hội thảo khoa học về Thương mại Doanh nghiệp niêm yết Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Thông tư 96/2020/TT-BTC Thông tin trách nhiệm xã hộiTài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 322 0 0 -
19 trang 314 0 0
-
197 trang 276 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 275 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 227 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 225 0 0 -
22 trang 219 0 0
-
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 211 0 0 -
11 trang 206 0 0