Danh mục

Thực trạng giảng dạy môn Lý thuyết dịch cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chủ yếu quan sát, phân tích về thực trạng dạy và học môn Lý Thuyết Dịch cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Đồng thời đưa ra một số đề xuất hỗ trợ cho quá trình giảng dạy môn học này đến sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy và học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng giảng dạy môn Lý thuyết dịch cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT DỊCH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Phạm Thị Ánh Tuyết 1, Hán Nữ Hồng Linh 1 1. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Lý thuyết dịch là một môn học quan trọng và cần thiết trong chương trình học ngành. Ngônngữ Trung Quốc Trường Đại học Thủ Dầu Một. Đặc thù của môn học này là cung cấp nền tảngkiến thức lý thuyết từ cơ bản đến chuyên sâu cho người học nhằm nâng cao hiệu quả và kỹ năngdịch. Đồng thời đây cũng là một môn học quan trọng xây dựng nền móng cho môn Dịch được ápdụng trong chương trình học của năm thứ tư. Vì đặc tính chuyên sâu lý thuyết nên khiến người dạyvà người học gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là trong việc tìm ra được phương pháp giảng dạy phùhợp. Bên cạnh giảng dạy lý thuyết đơn thuần thì sinh viên rất khó nắm bắt được kiến thức. Thựctrạng khả năng phân tích, nắm lý thuyết và vận dụng vào quá trình dịch của sinh viên vẫn còn rấtkém. Chính vì lý do này, việc tìm hiểu thực trạng và áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợplà rất quan trọng. Bài viết chủ yếu quan sát, phân tích về thực trạng dạy và học môn Lý Thuyết Dịchcho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Đồng thời đưa ra một số đề xuất hỗ trợ cho quátrình giảng dạy môn học này đến sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy và học. Từ khóa: Lý thuyết dịch, phương pháp giảng dạy Lý thuyết dịch1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học ngoại ngữ chẳng hạn như tiếng Trung là một quá trình tích lũy lâu dài. Trong quá trình họcngoài việc học thuộc từ vựng, ngữ pháp để giao tiếp thì việc vận dụng để dịch cũng là một vấn đề lớnvà tương đối khó khăn đối với sinh viên. Vì thế việc giảng dạy lý thuyết biên phiên dịch nhằm đáp ứngtốt những nhu cầu về chất lượng cũng là một vấn đề đáng được quan tâm và phát triển. Hiện nay việc giảng dạy môn Lý thuyết dịch Tiếng Trung vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng,như các vấn đề liên quan đến mục tiêu, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy. Trong quá trìnhgiảng dạy nếu không căn cứ hoặc dựa trên những cơ sở lý thuyết vững chắc, chỉ tập trung vào truyềnđạt kinh nghiệm sẽ khiến giáo viên gặp nhiều trở ngại khi đưa ra phương pháp giảng dạy hiệu quả.Ngoài ra, nếu chỉ áp dụng máy móc các phương pháp giảng dạy của các cơ sở đào tạo lý thuyết biênphiên dịch là rất khó bởi sự chênh lệch ở cấp độ đào tạo và trình độ người học và mục tiêu đào tạo. Môn Lý thuyết dịch sẽ giúp sinh viên sẽ nắm bắt phương pháp dịch một cách có kiến thức chứkhông phải là theo bản năng, theo suy đoán. Do đó chương trình đào tạo có môn học Lý thuyết dịchsẽ trang bị cho sinh viên những nguyên tắc, lý luận cơ bản nhất, rèn luyện cho sinh viên những kỹnăng dịch cần thiết cho giai đoạn phiên dịch sau này. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số vấn đề liên quan đến giảng dạy môn Lýthuyết dịch và đưa ra một số đề xuất liên quan đến phương pháp giảng dạy có thể phù hợp với đối tượngngười học và chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở Trường Đại học Thủ Dầu Một.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Cùng với sự tiến bộ của văn hóa xã hội, sự trao đổi chính trị, kinh tế và văn hóa của thế giớingày càng trở nên phát triển, khoa học công nghệ cũng đang phát triển theo từng ngày, dịch thuậtnhiều ngôn ngữ khác nhau cũng đã và đang trở thành xu hướng mà thế giới đang hướng đến. 672 Dịch thuật là một phương thức quan trọng để truyền đạt tư tưởng và thúc đẩy trao đổi chínhtrị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của các dân tộc với nhau. Trong quá trình học và nghiêncứu ngoại ngữ, dịch thuật vẫn là một trong những phương pháp học ngoại ngữ quan trọng, là mônhọc tìm hiểu mối quan hệ tương ứng giữa hai ngôn ngữ. Như ông 朱光潜(Zhu Guanqian) đã nói:Dịch thuật là cách học ngoại ngữ hiệu quả nhất. Nó có thể rèn luyện chúng ta tính cẩn thận, nângcao khả năng nhạy cảm với ngôn ngữ và giúp chúng ta hiểu rõ văn bản gốc. Theo 现代汉语词典 (Từ điển tiếng Trung hiện đại) giải thích dịch thuật là: dùng ngôn ngữkhác để diễn đạt ý nghĩa của ngôn ngữ này (nó cũng đề cập đến việc biểu đạt các phương ngữ vớitiếng phổ thông, phương ngữ với phương ngữ trong một quốc gia, ngôn ngữ cổ với ngôn ngữ hiệnđại và ngược lại ) ; dùng ngôn ngữ để biểu đạt các ngôn ngữ ký hiệu hoặc số. E.A, Eugene A.Nida (1969) định nghĩa dịch là thiết lập sự tương đương một cách tự nhiên,sát thực từ nội dung đến hình thức giữa văn bản gốc và bản dịch. J.C.Catford (1994) cho rằng dịch là một quá trình thay thế một văn bản từ ngôn ngữ này bằngmột ngôn ngữ khác. Wolfram Wells (1982) đã chỉ ra bản chất của dịch thuật là hoạt động truyền bá và trao đổithông tin, nhằm đảm bảo sự tương đương về thông tin văn hóa giữa bản dịch và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: