Danh mục

Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ em mồ côi làng trẻ SOS Quy Nhơn - Bình Định tại nhà trường tiểu học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.22 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về thực trạng giáo dục hòa nhập (GDHN) cho trẻ em mồ côi sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội (TTBTXH) ở nhà trường tiểu học. Khách thể nghiên cứu chính là 16 giáo viên đang dạy 60 trẻ mồ côi của làng trẻ SOS Quy Nhơn - Bình Định học hòa nhập tại hai trường tiểu học Nhơn Bình 1 và Nhơn Bình 2, kết quả nghiên cứu được so sánh với 21 khách thể là người bảo trợ trẻ mồ côi và chính 60 học sinh (HS) mồ côi của làng trẻ SOS Quy Nhơn - Bình Định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ em mồ côi làng trẻ SOS Quy Nhơn - Bình Định tại nhà trường tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0043 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 154-160 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ EM MỒ CÔI LÀNG TRẺ SOS QUY NHƠN - BÌNH ĐỊNH TẠI NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC Nguyễn Hồng Kiên và Dương Văn Thắng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về thực trạng giáo dục hòa nhập (GDHN) cho trẻ em mồ côi sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội (TTBTXH) ở nhà trường tiểu học. Khách thể nghiên cứu chính là 16 giáo viên đang dạy 60 trẻ mồ côi của làng trẻ SOS Quy Nhơn - Bình Định học hòa nhập tại hai trường tiểu học Nhơn Bình 1 và Nhơn Bình 2, kết quả nghiên cứu được so sánh với 21 khách thể là người bảo trợ trẻ mồ côi và chính 60 học sinh (HS) mồ côi của làng trẻ SOS Quy Nhơn - Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phổ biến thông tin về GDHN cho trẻ mồ côi còn rất hạn chế, chưa có chủ trương thực hiện chính sách GDHN một cách rõ ràng, đồng bộ. Hình thức GDHN còn tùy tiện, không được đưa vào chương trình và phương pháp giảng dạy. Đội ngũ cán bộ nhân viên còn thiếu kiến thức và kĩ năng về GDHN. Nhà trường chưa nhận được nguồn hỗ trợ từ bên ngoài nào đáng kể để GDHN cho trẻ mồ côi. Đặc biệt, việc đánh giá kết quả học tập của HS mồ côi học hòa nhập bị đánh đồng với trẻ bình thường. Vì vậy, cần có những biện pháp GDHN xuất phát từ thực tiễn và cơ chế chính sách của nhà nước trong triển khai GDHN để trẻ em mồ côi được hòa nhập tốt nhất ở nhà trường tiểu học - môi trường xã hội hóa quan trọng nhất trong những năm đầu đời của các em. Từ khóa: GDHN, trẻ em mồ côi, làng trẻ SOS, nhà trường tiểu học. 1. Mở đầu Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2011 [1] Việt Nam có khoảng 149.102 trẻ mồ côi đang sống tại 432 trung tâm bảo trợ xã hội. Đây là nhóm trẻ chịu tổn thương về tâm lí lớn nhất do bị mất đi chỗ dựa vô cùng quan trọng khi tuổi đời còn non nớt, rất cần sự chăm sóc và phải đến sống ở nơi không có người thân thích. Các em đã gặp rất nhiều rào cản khi hòa nhập tại trường tiểu học - môi trường xã hội hóa bắt buộc đầu tiên trong cuộc đời của các em. Vì vậy, nhu cầu được giáo dục hòa nhập tại trường tiểu học của các em là vô cùng cấp thiết. Thực tiễn cho thấy việc giáo dục hòa nhập cho các em còn rất nhiều hạn chế cả về nền tảng lí luận cũng như cơ chế chính sách và các điều kiện thiết yếu khác. Trẻ em mồ côi của làng trẻ SOS Quy Nhơn – Bình Định không được học ở hệ thống trường Hermann Gmeiner như trẻ em các làng trẻ khác mà học hòa nhập tại cộng đồng, cụ thể là hai điểm trường củatiểu học Nhơn Bình 1 và tiểu học Nhơn Bình 2. Các điểm trường này nằm cách xa trung tâm và còn rất nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất. Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 25/5/2016 Liên hệ: Nguyễn Hồng Kiên, e-mail: nguyenhongkiengd@gmail.com 154 Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ em mồ côi làng trẻ SOS Quy Nhơn - Bình Định... Khái niệm giáo dục hòa nhập Theo kết luận và kiến nghị của kì họp thứ 48 của Hội nghị quốc tế về giáo dục, Geneva, tháng 11 năm 2008 nêu rõ: “GDHN là một quá trình liên tục nhằm cung cấp một nền giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người, tôn trọng sự đa dạng và những khác biệt về nhu cầu, khả năng, đặc điểm và kì vọng học tập của các em học sinh và cộng đồng và loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử”. Trong bài viết này, chúng tôi lấy quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm quan điểm nghiên cứu của mình: “GDHN là một quá trình thay đổi toàn diện hệ thống giáo dục nhờ xác định và đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả học sinh, không phân biệt về hoàn cảnh xã hội, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, thể chất, hoặc các yếu tố thể chất khác” [2]. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước Quan điểm GDHN trẻ mồ côi cần được đặt trong một tập thể, rèn luyện thông qua lao động hoặc tiếp xúc với quá trình lao động để nuôi dưỡng xúc cảm trong tâm hồn đã được đặt nền móng từ trong tư tưởng của nhà giáo dục vĩ đại người Nga A.X.Ma-ka-ren-cô và sau đó tiếp nối là V.A. Xu-khôm-lin-xki. Ngay từ năm 1920, A.X.Ma-ka-ren-cô (1888- 1939) đã được giao nhiệm vụ tổ chức GDHN cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Quan điểm để giáo dục những trẻ em này của Ma-ka-ren-cô là đưa học sinh vào trong một tập thể, trong đó toàn bộ tập thể phải cùng với thầy giáo và dưới sự chỉ đạo của thầy giáo tiến hành công tác giáo dục mọi người. Mặc dù đề cao tập thể nhưng ông cũng không quên vai trò giáo dục cá nhân. Ông chỉ ra mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân trong giáo dục, tập thể chỉ là môi trường để giáo dục hòa nhập cho các cá nhân. Còn với từng họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: