Danh mục

Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 866.48 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường; nội dung, hình thức tổ chức, các lực lượng, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận VJE Tạp chí Giáo dục, Số 516 (Kì 2 - 12/2021), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH THUẬN Phạm Thế Kiên1,+, Đại học Huế; 2Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 1 Trương Văn Biên2 +Tác giả liên hệ ● Email: ptkien@hueuni.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 16/10/2021 The objective of this study is to find out the current situation of building Accepted: 15/11/2021 school culture in high schools in Binh Thuan province. Research data is Published: 20/12/2021 collected from survey results of 50 managers, 150 teachers and 300 students of 4 high schools in Binh Thuan province. The data is processed by SPSS Keywords statistical software 22.0. The research results show that, in general, school culture, high schools, administrators, teachers and students have a correct awareness of the role of Binh Thuan, current situation school culture building activities for the comprehensive development of the school; however, still a part of teachers and students have insufficient awareness about building school culture. In addition, the content, organizational form, participating forces and conditions for building school culture still have certain limitations and inadequacies.1. Mở đầu Văn hóa nhà trường (VHNT) được hiểu là một “dòng chảy ngầm” của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyềnthống và nghi lễ được hình thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặtvới các thách thức,… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người trong nhà trường,… tạo cho nhàtrường sự khác biệt (Kent D. Peterson và Terrence E. Deal, 2008); “Tập trung vào xây dựng VHNT chính là đã gópphần vào việc nâng cao phẩm chất người học” (Cao Thị Thu Hiền, 2018), cũng là “sứ mệnh, mục tiêu định hướngcủa mỗi nhà trường; là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi cá nhân” (Đỗ Tiến Sỹ, 2018, tr 13). Xây dựng VHNT là quá trình kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa tích cực tồn tại trong nhà trường nhằmđưa nhà trường phát triển ổn định và đạt được mục đích giáo dục, hướng đến mục đích cao đẹp chính là hình thànhnhững nét văn hóa đặc trưng cho nhà trường, từ các giá trị tinh thần lẫn các giá trị vật chất. Xây dựng VHNT chínhlà xác định được các giá trị cốt lõi, xây dựng được tầm nhìn và sứ mệnh, xây dựng được tinh thần và trách nhiệmlàm việc trong môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn và “cũng là chia sẻ kinh nghiệm cả ở trong và ngoài nhàtrường, tạo ra ý thức về cộng đồng, gia đình và đội, nhóm thành viên” (Wagner, 2006, tr 14). Quá trình xây dựng VHNT nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, khuyến khích các thànhviên nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi. Đây là môi trường tốt nhất để học sinh (HS) phát huy hết khảnăng, giáo viên (GV) hăng say và nhiệt huyết để cống hiến mà ở đó có sự đoàn kết, gắn bó và tôn trọng lẫn nhau. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí (CBQL), GV và HS vềhoạt động xây dựng VHNT; nội dung, hình thức tổ chức, các lực lượng, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động xâydựng VHNT ở các trường trung học phổ thông (THPT) tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảohữu ích cho các nhà nghiên cứu, chủ thể quản lí và đối tượng có liên quan; là cơ sở đề xuất những tác động phù hợp,nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng VHNT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu2.1.1. Khách thể khảo sát 50 CBQL, 150 GV và 300 HS của 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (Trường THPT Lý Thường Kiệt,thị xã La Gi; Trường THPT Nguyễn Văn Linh, huyện Hàm Thuận Bắc; Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyệnTánh Linh; Trường THPT Ngô Quyền, huyện Phú Quý). Mẫu khách thể khảo sát được chọn ngẫu nhiên và rải đềuở các trường, đảm bảo tính ngẫu nhiên và mang tính đại diện.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp điều tra viết: Phiếu khảo sát bao gồm các nội dung: (1) Nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạtđộng xây dựng VHNT, (2) Nội dung xây dựng VHNT, (3) Hình thức tổ chức xây dựng VHNT, (4) Các lực lượngxây dựng VHNT, (5) Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động xây dựng VHNT. 43 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 516 (Kì 2 - 12/2021), tr 43-48 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: