Thực trạng kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên cử nhân điều dưỡng vừa làm vừa học, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên cử nhân điều dưỡng vừa làm vừa học, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI Đ VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN CỦA SINH VIÊN CỬ NHÂN ĐIỀU DƢỠNG VỪA LÀM VỪA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN Hoàng Thị Mai Nga, Hoàng Minh Hương, Phạm Thị Oanh Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mô tả và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiểm khuẩn bệnh viện của sinh viên CNĐD VLVH. Qua điều tra khảo sát 180 sinh viên CNĐD VLVH gồm 90 sinh viên năm thứ nhất và 90 sinh viên năm thứ tư, tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên về kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, kết quả cho thấy kiến thức chung về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện được sinh viên cả hai khối hiểu biết ở mức thấp (72,8%), so sánh giữa hai khối sinh viên được điều tra có khác nhau: 61.3% ở sinh viên năm thứ nhất và 84.3% ở sinh viên năm thứ tư. Về thái độ của sinh viên về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện: 81.5% số sinh viên tham gia nghiên cứu có thái độ đúng về kiểm soát nhiểm khuẩn bệnh viện, trong đó thái độ đúng của sinh viên năm thứ nhất là 80% và của sinh viên năm thứ tư là 83.3%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tập huấn (r =.706, p < .005) của sinh viên với kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa nhằm nâng cao kiến thức và thái độ của sinh viên về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Sinh viên cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện nhằm góp phần làm giảm và hạn chế hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện gây nên. Từ khóa: Kiến thức, thái độ, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, sinh viên điều dưỡng. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới [12], nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) (nosocomial infection) là “những NK người bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại BV mà thời điểm nhập viện không thấy có yếu tố NK hay ủ bệnh nào. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện”. NKBV là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. NKBV có thể được xem như là bệnh gây ra bởi bệnh viện, vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải chỉ trong thời gian bệnh nhân nằm viện. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị. Cùng với sự xuất hiện một số bệnh gây ra bởi những vi sinh vật kháng thuốc, hoặc bởi những tác nhân gây bệnh mới, NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước đã phát triển. Thống kê cho thấy tỉ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển. Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, hệ thống y tế của tất cả các nước phát triển và nước nghèo đều chịu tác động nghiêm trọng của NKBV. Tổ chức Y tế thế giới tiến hành điều tra cắt ngang NKBV tại 55 BV của 14 nước trên thế giới đại diện cho các khu vực công bố tỉ lệ NKBV là 8,7%. Ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1, 4 triệu người bệnh trên thế giới mắc NKBV [11]. NKBV không chỉ gây bệnh cho người bệnh mà còn cho cả nhân viên y tế. Dịch SARS (2003) đã làm cho nhân viên y tế trở thành bệnh nhân với tỉ lệ 20-60% tổng số trên toàn thế giới. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 Tại Việt Nam, quy chế chống NKBV lần đầu tiên được ban hành vào năm 1997. Một trong những giám sát NKBV đầu tiên (2001) được tiến hành trên 5396 BN ở 11 BV đại diện toàn quốc (6 BV trung ương, 5 BV tỉnh), phát hiện 369 BN (6,8%) NKBV. Năm 2005, BV Bạch Mai giám sát tại 36 BV với 7541 BN, kết quả cho thấy tỉ lệ NKBV là 7,8%. Các NKBV thường gặp là: hô hấp (41,9%), vết mổ (27,5%), tiết niệu (13,1%), tiêu hóa (10,3%), da và mô mềm (4,1%), NK huyết (1,0%), NK khác (2,0%) [1], [5], [9]. Tại một số BV ở Hà Nội như Bạch Mai, Việt Đức, Thanh Nhàn, Lao và bệnh phổi, tỉ lệ NKBV hằng năm từ 3-7%, với 3 loại chính: nhiễm trùng hô hấp, vết mổ và tiết niệu. Năm 2003 khi xảy ra dịch SARS tại Việt Nam, có 37 nhân viên y tế đã nhiễm bệnh. Dịch cúm A (H1N1) làm cho hàng chục nhân viên y tế nhiễm bệnh trong BV. Công tác kiểm soát nhiểm khuẩn Bệnh viện (KSNKBV) là thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về khử khuẩn, tiệt khuẩn, đúng quy trình xử lý chất thải, quy trình rửa tay thường quy… Mục tiêu của KSNKBV là đảm bảo an toàn cho người bệnh, không lây chéo cho bệnh nhân khác, không lây chéo cho cộng đồng, KSNK mắc phải tại Bệnh viện, bảo vệ cho chính nhân viên y tế (NVYT)(1). Nhiễm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Y dược học miền núi Bài viết về y học Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Sinh viên điều dưỡng Đặc điểm nhân khẩu họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đặc điểm giải phẫu lâm sàng vạt D.I.E.P trong tạo hình vú sau cắt bỏ tuyến vú do ung thư
5 trang 212 0 0 -
Tạp chí Y dược thực hành 175: Số 20/2018
119 trang 198 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ở Trung tâm Chẩn đoán Y khoa thành phố Cần Thơ
13 trang 189 0 0 -
Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
10 trang 186 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
14 trang 186 0 0 -
8 trang 186 0 0
-
Nghiên cứu định lượng acyclovir trong huyết tương chó bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
10 trang 184 0 0 -
Phân tích đồng phân quang học của atenolol trong viên nén bằng phương pháp sắc ký lỏng (HPLC)
6 trang 180 0 0 -
6 trang 173 0 0
-
10 trang 171 0 0
-
4 trang 168 0 0
-
7 trang 167 0 0
-
8 trang 166 0 0
-
5 trang 153 0 0
-
5 trang 143 0 0
-
So sánh đặt đường truyền tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm với đặt theo mốc giải phẫu
8 trang 137 0 0 -
6 trang 136 0 0
-
7 trang 119 0 0
-
Đánh giá chẩn đoán và điều trị biến chứng của sinh thiết thận ghép tại Bệnh viện Chợ Rẫy
4 trang 118 0 0