Thực trạng liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Thị Kim Thoa Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing Email: ltkthoa@ufm.edu.vn Tóm tắt: Hiện nay, sự liên kết, hợp tác giữa trường đại học (TĐH) với doanh nghiệp (DN) đang phát triển rất phổ biến tại Việt Nam. Việc liên kết chặt chẽ giữa các TĐH và DN chính là phương thức giải bài toán chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bài viết làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa nhà trường và DN, giữa nhà đào tạo và nhà sử dụng trong đào tạo đại học ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân đẫn tới sự lỏng lẻo và chưa gắn kết chặt chẽ của các mối quan hệ này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác góp phần làm cho sản phẩm đào tạo của các TĐH đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Từ khóa: doanh nghiệp, đào tạo, liên kết, trường đại học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia. Đây là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống các nguồn lực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, tất cả các nước đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Việt Nam đang có lợi thế với lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Tuy nhiên, nhân lực còn yếu về chất lượng: thiếu hụt lao động có tay nghề cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn, lao động thiếu năng động và sáng tạo và thiếu tác phong chuyên nghiệp. Thách thức đặt ra đối với các TĐH là phải thay đổi trong công tác đào tạo để đào tạo ra nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, các TĐH cần thay đổi quá trình đào tạo từ tiếp cận nội dung sang đào tạo theo tiếp cận năng lực với định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Việc hợp tác đào tạo giữa TĐH và DN nhằm mục tiêu rút ngắn giữa lý thuyết và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả xã hội, người học, nhà trường và DN; mặt khác, sẽ giúp sinh viên có sự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân ngay từ đầu, sớm được tiếp cận với thực tiễn môi trường làm việc trong tương lai. 59 2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP 2.1. Khái quát “liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp” Ý tưởng liên kết, hợp tác giữa TĐH và DN được đề xướng bởi nhà triết học Đức Willhelm Humboldt. Theo ông, TĐH ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Theo Carayon (2003) [2], Gibb & Hannon (2006) [3], mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN được hiểu như là những giao dịch giữa các TĐH và DN vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính và giúp các DN đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động. Ở Việt Nam, hợp tác giữa TĐH và DN được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hai thập niên trở lại đây. Các văn bản tuyên bố chủ trương và chỉ đạo khẳng định: các TĐH phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội; coi DN là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn nhu cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học – công nghệ… Tóm lại, “quan hệ liên kết, hợp tác giữa TĐH và DN” là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa TĐH và các DN nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của cán bộ quản lí, giảng viên, người học và các nhà chuyên môn đang làm việc tại các DN; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức. 2.2. Nội dung liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp Hiện nay, mối liên kết giữa TĐH và DN là xu hướng phổ biến trong giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Các hoạt động liên kết chủ yếu tập trung ở các nội dung sau: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo Khoa học Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp Bài toán chất lượng nguồn nhân lực Đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực Đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 319 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 223 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 210 0 0 -
11 trang 205 0 0
-
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 162 0 0 -
Một số ứng dụng của xác suất thống kê
5 trang 147 0 0 -
Sản xuất và chế biến thực phẩm sạch - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
153 trang 133 0 0 -
Lợi ích và thách thức ứng dụng phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính
8 trang 129 0 0 -
Mặt đường bê tông xi măng trên nền đàn hồi: Ứng xử do chênh lệch nhiệt độ và tải trọng xe đồng thời
11 trang 104 0 0 -
Quản trị dữ liệu lớn trong hệ thống IoT với công nghệ điện toán đám mây, sương mù, biên
14 trang 102 0 0 -
Phát triển Fintech ứng dụng Big data và AI cho ngân hàng Việt Nam
20 trang 101 0 0 -
Tính đối thoại trong một số truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh
11 trang 100 0 0 -
Mô phỏng tính toán sức kháng của dầm bê tông cốt thép có xét đến ăn mòn cốt thép
7 trang 100 0 0 -
Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 trang 99 0 0 -
8 trang 96 0 0
-
Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
15 trang 94 0 0