Danh mục

Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.73 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới chương trình phổ thông theo tiếp cận năng lực đòi hỏi tất cả các thành tố giáo dục đều phải có sự chuyển biến, trong đó có khâu kiểm tra, đánh giá. Để đổi mới được một trong những khâu cuối cùng, then chốt trong hệ thống giáo dục này thì năng lực đánh giá học sinh (HS) của giáo viên (GV) cần được nâng cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sởJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0041Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 167-179This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thu Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới chương trình phổ thông theo tiếp cận năng lực đòi hỏi tất cả các thành tố giáo dục đều phải có sự chuyển biến, trong đó có khâu kiểm tra, đánh giá. Để đổi mới được một trong những khâu cuối cùng, then chốt trong hệ thống giáo dục này thì năng lực đánh giá học sinh (HS) của giáo viên (GV) cần được nâng cao. Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng năng lực HS của GV trung học cơ sở (THCS) trên 3 khía cạnh: về kiến thức đánh giá và đánh giá năng lực HS; kĩ năng đánh giá và đánh giá năng lực HS và thái độ trong đánh giá năng lực HS. Từ đó, chỉ ra các khó khăn và thách thức và các yếu tố tác động đến việc đánh giá năng lực HS của GV các trường THCS hiện nay trên mẫu gồm 235 GV, 07 cán bộ quản lí và 605 HS tại 7 trường THCS trong cả nước. Từ khóa: Thực trạng, năng lực đánh giá, trung học cơ sở.1. Mở đầu Đánh giá và đánh giá năng lực HS từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo dụctrong nước và quốc tế như Tyler; Manger, Bloom (Bloom, 1968) hay Gagne [4], P. Griffin (1996)và Patrick Griffin, Nemanh Hermosa và Esther Care (2014) [6]. J.Raven và J.Stephenson [9] cácchuyên gia về đánh giá năng lực đã phân tích một cách có hệ thống các khía cạnh liên quan đếnđánh giá dựa trên cơ sở năng lực từ khái niệm, các loại đánh giá, những yêu cầu, nguyên tắc củađánh giá dựa trên cơ sở năng lực. Ở Việt Nam, nghiên cứu về đánh giá và đánh giá năng lực HSđược sự quan tâm của các tác giả như Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Nghiêm Đình Vỳ, Đặng BáLãm, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Thị Lan Phương (dẫn theo) [1], Nguyễn Công Khanh, Đào ThịOanh [2] và một số tác giả khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra về mặt lí luận về đánh giá và đánh giánăng lực HS trên các khía cạnh về phương pháp, công cụ, kĩ thuật đánh giá năng lực HS. Đổi mới chương trình phổ thông theo tiếp cận năng lực được coi là một trong những chuyểnbiến quan trọng của giáo dục ở nước ta. Một điều tất yếu là khi giáo dục chuyển hướng tiếp cận,việc kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi bởi đổi mới kiểm tra đánh giá được xác định là khâuquan trọng và đột phá trong đổi mới chương trình phổ thông [2]. Điều này không đơn thuần là sựthay đổi được báo trước của một bộ phận cấu thành nên hệ thống buộc phải thay đổi khi hệ thốngthay đổi. Đó còn là “sự cải cách” cần thiết của yếu tố động lực vốn đã lạc hậu nhằm tạo động lựcNgày nhận bài: 7/2/2018. Ngày sửa bài: 6/3/2018. Ngày nhận đăng: 15/3/2018.Liên hệ: Nguyễn Thu Hà, e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com 167 Nguyễn Thu Hàngược, cung cấp thông tin phản hồi, điều khiển, thúc đẩy cả quá trình nói trên chuyển biến nhanhchóng, nhất là đổi mới phương pháp dạy học. Việc dạy học chú trọng tích cực hoá HS về hoạt độngtrí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn của cuộc sống,đồng thời đòi hỏi đánh giá cũng cần theo chuẩn đầu ra, mà cốt yếu của nó là vận dụng kiến thức,kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một mức chuẩn nào đó. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện lộ trình đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông 2018 trong đó vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá được coi là khâu đột phá trong đổi mớicăn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, thực trạng gần đây về đánh giá và đánh giánăng lực HS cho thấy, GV còn có nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đánh giá năng lực HS nhưthiếu kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ và việc sử dụng kết quả đánh giá năng lực HS. Vậy làmthế nào để phát triển và nâng cao được năng lực đánh giá HS của đội ngũ GV phổ thông nói chungvà GV trường THCS nói riêng đáp ứng với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới đang làbài toán đặt ra cho các nhà quản lí, trong đó có vai trò của các trường sư phạm. Để trả lời được câu hỏi này, trước hết phải đánh giá năng lực của GV trong việc đánh giáHS của đội ngũ GV ở trường THCS hiện nay như thế nào để từ đó tiến hành đào tạo và bồi dưỡngGV nhằm trang bị cho họ có đủ năng lực đánh giá HS đáp ứng yêu cầu dạy học mới. Xuất phát từyêu cầu đó, trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Phân tích, đánh giáthực trạng năng lực đánh giá HS của GV ở trường THCS hiện nay và (2) Chỉ ra những khó khăn,thách thức và các yếu t ...

Tài liệu được xem nhiều: