Danh mục

Thực trạng nguồn nhân lực cho nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.54 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng nguồn nhân lực cho nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay" tập trung làm rõ đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực số, phân tích thực trạng nguồn nhân lực số ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực số ở nước ta trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nguồn nhân lực cho nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Đức Toàn1 Tóm tắt: Phát triển nguồn nhân lực số là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế số của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người”2. Bài viết tập trung làm rõ đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực số, phân tích thực trạng nguồn nhân lực số ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực số ở nước ta trong thời gian tới. Từ khoá: nhân lực số, kinh tế số1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC SỐ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực số Nguồn nhân lực số là nguồn nhân lực trong nền kinh tế số, là lực lượng chủ yếu để đảmbảo triển khai và hiện thực hóa nền kinh tế số. Vì vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực số phải là nguồnnhân lực được đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, vững về đạo đức, có năng lực làm chủcông nghệ, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ trongnền kinh tế. Từ quan điểm như trên, có thể nhận diện đặc điểm của nguồn nhân lực số thể hiện trênmột số tiêu chí: Đó là nguồn nhân lực có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số trong quátrình tương tác của các hoạt động kinh tế; có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhấtvới môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới; có tác phong kỷ luật và đạođức trong công việc; có khả năng tư duy đột phá trong công việc, hay còn gọi là tính sáng tạo.Những tiêu chí trên được xem như điều kiện chủ yếu và là tiêu chí đặc trưng của nguồn nhânlực số. Để thỏa mãn các phương diện trên nhất thiết đòi hỏi nguồn nhân lực số phải được đàotạo bài bản và liên tục được đào tạo bổ sung, cập nhật những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật. Các phương diện trên phản ánh nội hàm nguồn nhân lực số, chúng ta có thể so sánh vớikhái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Về cơ bảngiữa nguồn nhân lực số và nguồn nhân lực chất lượng cao có đều sự đồng nhất trên nhiều1 Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, t.I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.231.KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 99phương diện trình độ, kỹ năng và phẩm chất, đạo đức. Tuy nhiên, xét về mặt ngoại diên haytính đa số về lượng thì nguồn nhân lực chất lượng cao là nhóm tinh hoa trong tháp biểu đồ vềnguồn nhân lực, họ chiếm số lượng ít và là nhóm tinh hoa trong tổng số lực lượng lao độngxã hội, còn nguồn nhân lực số là nguồn nhân lực trong nền kinh tế số, là lực lượng chủ yếu đểtriển khai và hiện thực hóa nền kinh tế số, quyết định sự tồn tại của nền kinh tế số, do đó, họlà tổng số lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời, lực lượng này có năng lực làm chủ cácthiết bị công nghệ số, vận hành nó trong quá trình sản xuất kinh doanh và các hoạt động kháccủa nền kinh tế số.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực số trong nền kinh tế số Theo C. Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất vàtinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ravận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”1. Từ quan niệm của C. Mác, chúng tathấy tầm quan trọng và vai trò của sức lao động, cũng như của nhân lực trong quá trình sản xuấtxã hội, có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo ra của cải vật chất. Nó bao gồm toàn bộ nhữngnăng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó vận dụng vào quátrình sản xuất ra một sản phẩm nào đó. Vì vậy, đối với quá trình phát triển kinh tế số ngày nay,những năng lực của con người càng trở nên quan trọng trong quá trình tạo ra những giá trị tàinguyên số, để phát triển nền kinh tế số. V.I. Lênin cho rằng: Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, cần phải có nhữngngười cộng sản, những người “…biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả nhữngtri thức mà nhân loại đã tạo ra”2. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong một lần trả lời phóng viên báo nước ngoài (năm 1946),Người đã khẳng định những việc làm trước mắt của Chính quyền cách mạng Việt Nam là:“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải phát triển kỹ nghệ”, tức là phát triển công nghiệp, khoahọc, kỹ thuật”3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy có những thành tốcơ bản của khoa học và công nghệ, cũng như vai trò của nhân lực có trình độ khoa học và côngnghệ đối trong những buổi đầu của cách mạng nước ta, cũng như con đường công nghiệp hóavà phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Tại Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nâng cao tiềm lực khoa họcvà công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, phát triển kinh tế số”. Quan điểm này thể hiện rõ vai trò của nhân lực có trình độcao trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển nền kinh tếsố ở nước ta. Xuất phát từ những quan điểm của các nhà kinh điển về nhân lực và vai trò của nhân lựcđối với quá trình tạo ra của cải vật chất, đồng thời, xem xét trên bình diện tổng thể, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: