Danh mục

Thực trạng nguồn nhân lực trạm y tế xã, phường, thị trấn tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.06 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân lực y tế tuyến xã đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là trong các công tác y tế dự phòng. Mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế tuyến xã tại tỉnh Lạng Sơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nguồn nhân lực trạm y tế xã, phường, thị trấn tỉnh Lạng SơnTrường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRẠM Y TẾ XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TỈNH LẠNG SƠN Hoàng Văn Tạo, Hạc Văn Vinh Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhân lực y tế tuyến xã đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là trong các công tác y tế dự phòng. Đối tượng và phương pháp: Đối tương là 226 trạm y tế xã của tỉnh Lạng Sơn, cán bộ y tế xã, lãnh đạo Trung tâm y tế huyện, tỉnh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được thực hiện, đã thu thập số liệu qua bộ câu hỏi tự điền của 1286 cán bộ y tế tại 226 trạm y tế trên toàn tỉnh Mục tiêu: Mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế tuyến xã tại tỉnh Lạng Sơn. Kết quả: Tổng số cán bộ y tế xã tỉnh Lạng Sơn là 1320, đạt 96,2% so với quy định của TT08. Trung bình toàn tỉnh mỗi trạm có 5,8 CBYT. Phần lớn CBYT xã có trình độ trung cấp (77,3%); 2,8% có trình độ cao đẳng và 14,8% có trình độ đại học. Vẫn còn 5,0% CBYT xã có trình độ đào tạo sơ cấp. Tỷ lệ y sỹ chiếm 39,5%, điều dưỡng là 20,3%, hộ sinh là 16,7%, dược sỹ trung học trở lên chỉ chiếm 4,1%. Tỷ lệ bác sỹ là 14,3%, có 80,1% TYT xã có bác sỹ. Kết luận: nhân lực y tế tuyến xã tỉnh Lạng Sơn cơ bản đáp ứng về số lượng theo quy định Thông tư 08, tuy nhiên cần nâng cao về chất lượng và điều chỉnh cơ cấu phù hợp để đảm bảo hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân tuyến cơ sở. Từ khóa: nguồn nhân lực y tế, trạm y tế tuyến xã, Lạng Sơn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho nhân dân là một nhiệm vụ chính trị quantrọng luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm; chủ trương lấy y tế cơ sở làmnòng cốt trong công tác CSSK nhân dân đã mang lại nhiều thành tựu, góp phần đạt đượccác mục tiêu CSSK toàn dân trong cả nước [1]. Trong những năm gần đây hoạt động y tếở tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là tại các trạm y tế các trạm y tế gặp rất nhiều khó khăn nhưdân số tăng nhanh, diễn biến bệnh dịch khác thường, nhu cầu khám chữa bệnh của ngườidân ngày càng cao trong khi nguồn nhân lực của các trạm y tế xã chưa phù hợp. Trongtình hình đó nguồn nhân lực y tế tuyến xã lại thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, bấtcập về cơ cấu. Trong những năm qua, ngành Y tế Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng, từng bước đầu tưxây dựng mới cơ sở vật chất, thiết bị và đào tạo cán bộ, nhưng kết quả còn hạn chế, đặt ranhu cầu cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn cho phát triển y tế cơ sở tỉnhLạng Sơn. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiệnnhằm cung cấp bằng chứng và cơ sở khoa học về thực trạng nguồn nhân lực trạm y tế xãcũng như phân tích các yếu tố liên quan làm cơ sở cho xây dựng các chính sách, giảipháp cần thiết nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc phát triển nguồn nhân lực y tế xã, từngbước cải thiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tại tỉnh LạngSơn. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nguồn nhân lựccủa các Trạm y tế xã ở tỉnh Lạng Sơn”, với mục tiêu: Mô tả thực trạng nguồn nhân lựcy tế xã, phường, thị trấn tại tỉnh Lạng Sơn. 2.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 66Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016 - Toàn bộ cán bộ y tế (CBYT) công tác tại 226 trạm y tế xã, phường, thị trấn tỉnhLạng Sơn - Lãnh đạo: Sở Y tế, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Nghiệp vụ Y và phòng Kế hoạch - Lãnh đạo trung tâm y tế huyện, thành phố và các trạm trưởng TYT xã - Các báo cáo thống kê của sở y tế, trung tâm y tế huyện, thành phố và trạm y tế xã 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu + Thời gian: từ tháng 12/2015 đến tháng 8/2016 + Địa điểm: tại tỉnh Lạng Sơn 2.3. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu * Cỡ mẫu định lượng: - Điều tra toàn bộ cán bộ trạm y tế của 226 xã phường, thị trấn của tỉnh Lạng Sơn.Tổng số mẫu phiếu điều tra thu thập được là 1286. - Thu thập đủ 226 phiếu số liệu thứ cấp từ 226 xã/ phường/ thị trấn. * Cỡ mẫu định tính: - Phỏng vấn sâu lãnh đạo Sở Y tế, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Nghiệp vụ Y Sở Ytế và phòng Kế hoạch tài chính SYT tỉnh Lạng Sơn. - Thảo luận nhóm trạm trưởng TYT xã tại 01 huyện vùng thấp và 01 huyện vùng cao. 2.4. Kỹ thuật xử lý số liệu: Số liệu thu thập được, được làm sạch, nhập vào máy tínhvà xử lý bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân tích bằng SPSS 18.0. 3. KẾT QUẢ Bảng 1. Phân bố cán bộ y tế, cán bộ dân số xã theo đơn vị hành chính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: