Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về đánh giá xác thực ở tỉnh Bình Dương
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 355.28 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của giáo viên về đánh giá xác thực tại một số trường tiểu học ở Bình Dương. Với phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi một số giáo viên cho thấy phần lớn giáo viên chưa thực sự hiểu về đánh giá xác thực. Đây là một trong những cơ sở để đề xuất một số biện pháp vận dụng đánh giá xác thực trong dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về đánh giá xác thực ở tỉnh Bình Dương THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ XÁC THỰC Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Thị Thu Trang1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Đánh giá xác thực (ĐGXT) là hình thức đánh giá được một số quốc gia nghiên cứu và vận dụngtrong thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông. Tuy nhiên, hình thức đánh giá này chưa thực sự đượcquan tâm vận dụng trong dạy học các môn học ở phổ thông nói chung. Bài báo trình bày kết quảnghiên cứu thực trạng nhận thức của giáo viên (GV) về ĐGXT tại một số trường tiểu học ở BìnhDương. Với phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi một số giáo viên cho thấy phần lớn giáo viên chưathực sự hiểu về ĐGXT. Đây là một trong những cơ sở để đề xuất một số biện pháp vận dụng ĐGXTtrong dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (HS) tiểu học. Từ khóa: authentic assessment, competence assessment, primary teachers.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những điểm mới về đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông, đó là chuyển từđánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực HS dựa trên các biểu hiện yêu cầu cần đạt;đánh giá không chỉ chú trọng vào kết quả mà còn chú ý đến đánh giá quá trình học sinh thực hiệnnhiệm vụ học tập; đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Đánh giá xác thực là một trong những cách đánh giá được chú ý để đánh giá quá trình học tậpcủa học sinh. Đánh giá xác thực đã được nghiên cứu và sử dụng trong một số môn học ở phổ thôngtrên thế giới. Qua tìm hiểu một số nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy có nhiều nghiên cứuvận dụng Đánh giá xác thực trong hoạt động đánh giá ở các trường đào tạo nghề, cao đẳng, đại học.Bên cạnh đó, cũng có một vài nghiên cứu báo cáo về kết quả vận dụng, triển khai Đánh giá xác thựctrong dạy học môn học cụ thể ở trường phổ thông ở một số quốc gia. Tonya R. Moon, Catherine M.Brighton, Carolyn M. Callahan (2005) đã thiết kế bài Đánh giá xác thực cho một số lớp trung học cơsở dựa trên các tiêu chuẩn học tập của một số tiểu bang của Hoa Kỳ và sử dụng đánh giá HS. Kết quảnghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐGXT có thể giúp định lượng việc học của HS và thể hiện một số thôngtin cho biết tính hiệu quả quá trình giảng dạy của GV. Tại Pakistan, ĐGXT được sử dụng như một quá trình học tập trong trường học. Từ dữ liệu đượcthu thập thông qua quan sát lớp học, thực hiện các cuộc phỏng vấn, phân tích các tài liệu liên quanvà nhật ký của giáo viên, học sinh, các nhà nghiên cứu thấy rằng có sự thay đổi trong nhận thức cũngnhư thực hành của giáo viên và học sinh. ĐGXT giúp giáo viên và học sinh tham gia tích cực hơntrong quá trình dạy và học. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể các kỹ năng bậccao của học sinh. Để đạt được hiệu quả hơn khi triển khai ĐGXT, nhà nghiên cứu cần phải chuẩn bịphiếu tự đánh giá trong việc xác định lộ trình thực hiện ĐGXT cho cả giáo viên và học sinh. Inayah, N., Komariah, E., & Nasir, A. (2019) nghiên cứu về việc vận dụng ĐGXT trong việcđánh giá khả năng nói tiếng Anh của HS trường THCS. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính hiệuquả của ĐGXT trong đánh các năng lực ngôn ngữ của người học. Ngoài ra, nghiên cứu vận dụngĐGXT trong dạy học môn Toán cho học sinh phổ thông tại In-đô-nê-xi-a đã chứng minh ĐGXT cótác động hiệu quả đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS (Supinah, R. , 2021).Kết quả của những nghiên cứu nêu trên phần nào là cơ sở chứng minh ĐGXT nên được các cơ sởgiáo dục sử dụng rộng rãi để đánh giá toàn diện năng lực của HS. Việc vận dụng ĐGXT trong dạyhọc môn Toán ở tiểu học ở giai đoạn hiện nay sẽ đáp ứng sự đổi mới của hoạt động đánh giá học sinh 164tiểu học theo thông tư 27, được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 04 tháng 9 năm 2020. Tuynhiên, ĐGXT trong trường phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học ở Bình Dương chưa được quan tâmnghiên cứu và vận dụng. Để vận dụng đánh giá xác thực trong thực tiễn dạy học môn Toán cho họcsinh tiểu học ở Bình Dương, việc tìm hiểu về thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về ĐGXTtrong dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học tiểu học là cần thiết. Kết quả nghiên cứunày sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để đề xuất một số biện pháp triển khai Đánh giá xác thựctrong thực tiễn đánh giá môn Toán trường tiểu học ở Bình Dương một cách khả thi và hiệu quả.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, bảng câu hỏi đã được sử dụng để thu thập nguồn dữ liệu. Cáccâu hỏi tập trung vào việc tìm hiểu nhận thức của giáo viên về ĐGXT trong dạy học theo hướng pháttriển năng lực cho học sinh tiểu học. 2.2. Phương pháp thống kê và xử lí số liệu khảo sát - Các số liệu sau khi được thu thập được xử lí, phân tích để đưa ra ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về đánh giá xác thực ở tỉnh Bình Dương THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ XÁC THỰC Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Thị Thu Trang1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Đánh giá xác thực (ĐGXT) là hình thức đánh giá được một số quốc gia nghiên cứu và vận dụngtrong thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông. Tuy nhiên, hình thức đánh giá này chưa thực sự đượcquan tâm vận dụng trong dạy học các môn học ở phổ thông nói chung. Bài báo trình bày kết quảnghiên cứu thực trạng nhận thức của giáo viên (GV) về ĐGXT tại một số trường tiểu học ở BìnhDương. Với phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi một số giáo viên cho thấy phần lớn giáo viên chưathực sự hiểu về ĐGXT. Đây là một trong những cơ sở để đề xuất một số biện pháp vận dụng ĐGXTtrong dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh (HS) tiểu học. Từ khóa: authentic assessment, competence assessment, primary teachers.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những điểm mới về đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông, đó là chuyển từđánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực HS dựa trên các biểu hiện yêu cầu cần đạt;đánh giá không chỉ chú trọng vào kết quả mà còn chú ý đến đánh giá quá trình học sinh thực hiệnnhiệm vụ học tập; đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Đánh giá xác thực là một trong những cách đánh giá được chú ý để đánh giá quá trình học tậpcủa học sinh. Đánh giá xác thực đã được nghiên cứu và sử dụng trong một số môn học ở phổ thôngtrên thế giới. Qua tìm hiểu một số nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy có nhiều nghiên cứuvận dụng Đánh giá xác thực trong hoạt động đánh giá ở các trường đào tạo nghề, cao đẳng, đại học.Bên cạnh đó, cũng có một vài nghiên cứu báo cáo về kết quả vận dụng, triển khai Đánh giá xác thựctrong dạy học môn học cụ thể ở trường phổ thông ở một số quốc gia. Tonya R. Moon, Catherine M.Brighton, Carolyn M. Callahan (2005) đã thiết kế bài Đánh giá xác thực cho một số lớp trung học cơsở dựa trên các tiêu chuẩn học tập của một số tiểu bang của Hoa Kỳ và sử dụng đánh giá HS. Kết quảnghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐGXT có thể giúp định lượng việc học của HS và thể hiện một số thôngtin cho biết tính hiệu quả quá trình giảng dạy của GV. Tại Pakistan, ĐGXT được sử dụng như một quá trình học tập trong trường học. Từ dữ liệu đượcthu thập thông qua quan sát lớp học, thực hiện các cuộc phỏng vấn, phân tích các tài liệu liên quanvà nhật ký của giáo viên, học sinh, các nhà nghiên cứu thấy rằng có sự thay đổi trong nhận thức cũngnhư thực hành của giáo viên và học sinh. ĐGXT giúp giáo viên và học sinh tham gia tích cực hơntrong quá trình dạy và học. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể các kỹ năng bậccao của học sinh. Để đạt được hiệu quả hơn khi triển khai ĐGXT, nhà nghiên cứu cần phải chuẩn bịphiếu tự đánh giá trong việc xác định lộ trình thực hiện ĐGXT cho cả giáo viên và học sinh. Inayah, N., Komariah, E., & Nasir, A. (2019) nghiên cứu về việc vận dụng ĐGXT trong việcđánh giá khả năng nói tiếng Anh của HS trường THCS. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính hiệuquả của ĐGXT trong đánh các năng lực ngôn ngữ của người học. Ngoài ra, nghiên cứu vận dụngĐGXT trong dạy học môn Toán cho học sinh phổ thông tại In-đô-nê-xi-a đã chứng minh ĐGXT cótác động hiệu quả đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS (Supinah, R. , 2021).Kết quả của những nghiên cứu nêu trên phần nào là cơ sở chứng minh ĐGXT nên được các cơ sởgiáo dục sử dụng rộng rãi để đánh giá toàn diện năng lực của HS. Việc vận dụng ĐGXT trong dạyhọc môn Toán ở tiểu học ở giai đoạn hiện nay sẽ đáp ứng sự đổi mới của hoạt động đánh giá học sinh 164tiểu học theo thông tư 27, được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 04 tháng 9 năm 2020. Tuynhiên, ĐGXT trong trường phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học ở Bình Dương chưa được quan tâmnghiên cứu và vận dụng. Để vận dụng đánh giá xác thực trong thực tiễn dạy học môn Toán cho họcsinh tiểu học ở Bình Dương, việc tìm hiểu về thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về ĐGXTtrong dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học tiểu học là cần thiết. Kết quả nghiên cứunày sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để đề xuất một số biện pháp triển khai Đánh giá xác thựctrong thực tiễn đánh giá môn Toán trường tiểu học ở Bình Dương một cách khả thi và hiệu quả.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, bảng câu hỏi đã được sử dụng để thu thập nguồn dữ liệu. Cáccâu hỏi tập trung vào việc tìm hiểu nhận thức của giáo viên về ĐGXT trong dạy học theo hướng pháttriển năng lực cho học sinh tiểu học. 2.2. Phương pháp thống kê và xử lí số liệu khảo sát - Các số liệu sau khi được thu thập được xử lí, phân tích để đưa ra ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đánh giá xác thực trong giáo dục Đánh giá xác thực trong dạy học Đánh giá chương trình giáo dục phổ thông Đánh giá quá trình học tập Nhận thức của giáo viên tiểu họcTài liệu liên quan:
-
27 trang 17 0 0
-
Đo lường đánh giá quá trình học tập
51 trang 14 0 0 -
Ảnh hưởng của đánh giá quá trình lên động cơ học tập của sinh viên trong dạy học kết hợp
5 trang 12 0 0 -
9 trang 12 0 0
-
Nhận thức của giáo viên tiểu học về vai trò của sự quan tâm đối với học sinh
10 trang 10 0 0 -
19 trang 9 0 0
-
Đánh giá xác thực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
10 trang 8 0 0 -
8 trang 7 0 0