Danh mục

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.27 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đào tạo theo HTTC là một hình thức đào tạo mới có nhiều tính ưu việt, phù hợpvới xã hội phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Ápdụng đào tạo theo HTTC cho phép SV học tập theo tiến độ cá nhân, tích lũy kiến thứcđược tính bằng số lượng tín chỉ quy định để tốt nghiệp đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 74-82 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Phạm Thị Thanh Hải Đại học Vinh E-mail: hai.phamthithanh@gmail.com Tóm tắt. Nghiên cứu tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động học tập (HĐHT) của SV (SV) trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) ở các trường đại học (ĐH) đang thực hiện quy trình đào tạo theo HTTC, đó là, nhận thức về sự cần thiết, mục đích của công tác quản lý HĐHT của SV, các quy định, quy chế quản lý, công tác quản lý HĐHT SV trên lớp, ngoài giờ lên lớp, công tác đánh giá kết quả học tập của SV. . . Kết quả khảo sát thực trạng là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý HĐHT của SV theo HTTC nhằm đảm bảo quy trình đào tạo mới ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần vào việc đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Từ khóa: Hệ thống tín chỉ, hoạt động học tập, quản lí, quy trình đào tạo, quy chế, công tác quản lí, mục tiêu giáo dục. 1. Mở đầu Đào tạo theo HTTC là một hình thức đào tạo mới có nhiều tính ưu việt, phù hợp với xã hội phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Áp dụng đào tạo theo HTTC cho phép SV học tập theo tiến độ cá nhân, tích lũy kiến thức được tính bằng số lượng tín chỉ quy định để tốt nghiệp đại học. Do vậy, hoạt động học tập của SV có nhiều thay đổi so với đào tạo theo theo niên chế. Quản lý HĐHT của SV là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác quản lý giáo dục nhà trường để thực hiện đồng bộ các yếu tố liên quan đến kế hoạch, nội dung, phương pháp học tập của SV. Trong đó, SV là chủ thể của hoạt động học và là chủ thể của quá trình lĩnh hội tri thức trong nhà trường. Quản lý tốt HĐHT trong đào tạo theo HTTC sẽ nâng cao được chất lượng học tập của SV. Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi tiến hành xin ý kiến của 430 CBQL và GV và 200 SV đang giảng dạy và học tập tại các trường ĐH thực hiện đào tạo theo HTTC và đưa ra những tổng hợp, nghiên cứu. 74 Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nhận thức về sự cần thiết của quản lý HĐHT của SV Quản lý HĐHT của SV là một trong những công tác cần thiết trong trường ĐH. Trong thời kỳ đổi mới toàn diện giáo dục đại học (GDĐH), các trường ĐH bắt đầu thực hiện quy trình đào tạo mới theo HTTC, HĐHT của SV có nhiều thay đổi. Theo đó, công tác quản lý HĐHT của SV cần được đổi mới để phù hợp với lộ trình chuyển đổi. Tìm hiểu về thực trạng nhận thức của CBQL – GV và SV về sự cần thiết của hoạt động quản lý HĐHT của SV nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho công tác quản lý trong giai đoạn mới. Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý HĐHT của SV, chúng tôi đã phát 650 phiếu hỏi ý kiến SV, cán bộ quản lý và giảng viên ở 5 trường đại học. Đó là các trường đại học Xây dựng, Đại học Thăng Long, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ và Đại học Vinh và thu về được 630 phiếu với một số kết quả như sau. Bảng 1. Nhận thức của CBQL - GV và SV về sự cần thiết của việc quản lý HĐHT của SV Mức độ cần thiết Ý kiến của cán bộ Ý kiến của SV quản lý và giảng viên Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 154 35.81 64.00 32.00 Cần thiết 251 58.37 105.00 52.50 Phân vân 13 3.02 20.00 10.00 Không cần thiết 8 1.86 7.00 3.50 Hoàn toàn không cần thiết 4 0.93 4.00 2.00 Tổng cộng 430 100 200 100 Số liệu Bảng 1 cho thấy, đa số CBQL - GV cho rằng quản lý hoạt động học tập của SV là rất cần thiết và cần thiết (chiếm 94.18%). Tuy nhiên, số SV có cùng quan điểm này chiếm tỉ lệ thấp hơn so với CBQL - GV (84.50%). Bên cạnh đó, có 5.82% CBQL - GV và 15,5% SV còn phân vân hoặc chưa thấy được sự cần thiết của việc quản lý hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo HTTC ở trường ĐH. Tỉ lệ này phản ánh một số nguyên nhân liên quan đến tình hình quản lý hoạt động học tập của SV. Qua phỏng vấn CBQL - GV và SV, chúng tôi có thông tin rằng công tác quản lý hoạt động học tập của SV còn chưa nghiêm túc, phần nhiều mang tính hình thức; tác dụng, hiệu quả của hoạt động này còn hạn chế. 2.2. Nhận thức về mục đích quả ...

Tài liệu được xem nhiều: