Thực trạng tai nạn thương tích ở bệnh nhân đến khám điều trị tại Bệnh viện huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2014 – 2015
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 401.30 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết mô tả thực trạng tai nạn thương tích (TNTT) ở bệnh nhân đến khám điều trị tại bệnh viện huyện Lương Sơn giai đoạn 2014-2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ bệnh nhân bị TNTT trong thời gian nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tai nạn thương tích ở bệnh nhân đến khám điều trị tại Bệnh viện huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2014 – 2015 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2015 THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN LƯƠNG SƠN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2014 – 2015 Nguyễn Đức Đồng*, Trịnh Xuân Đàn** * Bệnh viện Đa khoa huyện Lương Sơn, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên ** TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng tai nạn thương tích (TNTT) ở bệnh nhân đến khám điều trị tại bệnh viện huyện Lương Sơn giai đoạn 2014-2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ bệnh nhân bị TNTT trong thời gian nghiên cứu. Kết quả: Trong tổng số 405 trường hợp TNTT, nam chiếm tỷ lệ 68,4%, nhóm tuổi bị TNTT nhiều nhất là 15 – 39 tuổi (51,4%) và chủ yếu là người Mường (62,0%). Địa điểm chủ yếu xảy ra TNTT là trên đường đi (39,5%). Tai nạn giao thông (TNGT) chiếm tỉ lệ cao nhất (36,3%), tiếp đến là do ngã (15,6%). Phương tiện gây TNGT chủ yếu là xe máy (86,4%). Phần lớn chấn thương gây vết thương hở,vết thương rách, trầy (59,8%). Số ngày điều trị trung bình do TNTT là 5,89 ± 3,43 ngày. Kết luận: Phần lớn TNTT nhập viện khám và điều trị tại bệnh viện Lương Sơn là TNGT mức độ nhẹ với số ngày điều trị trung bình là 5,89 ± 3,43 ngày. Từ khóa: Tai nạn thương tích, bệnh viện, bệnh nhân tại bệnh viện, thời gian nằm viện ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn thương tích (TNTT) đã và đang là một trong những thách thức lớn của y tế trên toàn thế giới và là một trong những nguyên nhân gây thương tật, tử vong hàng đầu. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5 triệu người tử vong do TNTT, chiếm 9% của tổng số tử vong và 12% của gánh nặng bệnh tật toàn cầu [7]. Trong số các trường hợp TNTT, 90% tử vong do TNTT xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương [1], [6]. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 12,8% (tương ứng với hơn 35.000 trường hợp tử vong/năm) trong tổng số ca tử vong do TNTT gây ra, cao gấp đôi số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm (5.6%) [1]. Do đó, việc ngăn ngừa và nâng cao chất lượng khám điều trị TNTT đang là một vấn đề cấp bách trên toàn thế giới và Việt Nam. Huyện Lương Sơn là một huyện của tỉnh miền núi Hòa Bình, với địa hình là núi thấp và đồng bằng, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa thật sự phát triển, có nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống (chủ yếu là người Mường). Đời sống kinh tế, trình độ học vấn của người dân ở mức chưa cao; bên cạnh đó là công tác phòng chống, điều trị TNTT còn gặp một số khó khăn. TNTT đã và đang trở thành một vấn đề báo động tại địa phương. Câu hỏi đặt ra là thực trạng TNTT ở bệnh nhân đến khám điều trị tại bệnh viện đa khoa Lương Sơn hiện nay ra sao? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: “Mô tả thực trạng TNTT ở bệnh nhân đến khám điều trị tại bệnh viện huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2015”. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bệnh nhân bị TNTT được đưa đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015. Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ bệnh nhân bị TNTT vào viện khám điều trị trong thời gian nghiên cứu theo các chỉ số nghiên cứu bao gồm: Đặc điểm 3 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2015 chung của đối tượng nghiên cứu; địa điểm, thời gian, nguyên nhân TNTT; đặc điểm tai nạn giao thông; loại thương tích trên cơ thể; đặc điểm sơ cấp cứu và đặc điểm điều trị TNTT. Thu thập, xử lý và phân tích số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp theo hồ sơ bệnh án; nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; xử lý theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Chỉ tiêu n % Nam 227 68,4 Giới tính Nữ 128 31,6 < 15 47 11,6 15 - 39 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tai nạn thương tích ở bệnh nhân đến khám điều trị tại Bệnh viện huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2014 – 2015 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2015 THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN LƯƠNG SƠN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2014 – 2015 Nguyễn Đức Đồng*, Trịnh Xuân Đàn** * Bệnh viện Đa khoa huyện Lương Sơn, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên ** TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng tai nạn thương tích (TNTT) ở bệnh nhân đến khám điều trị tại bệnh viện huyện Lương Sơn giai đoạn 2014-2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ bệnh nhân bị TNTT trong thời gian nghiên cứu. Kết quả: Trong tổng số 405 trường hợp TNTT, nam chiếm tỷ lệ 68,4%, nhóm tuổi bị TNTT nhiều nhất là 15 – 39 tuổi (51,4%) và chủ yếu là người Mường (62,0%). Địa điểm chủ yếu xảy ra TNTT là trên đường đi (39,5%). Tai nạn giao thông (TNGT) chiếm tỉ lệ cao nhất (36,3%), tiếp đến là do ngã (15,6%). Phương tiện gây TNGT chủ yếu là xe máy (86,4%). Phần lớn chấn thương gây vết thương hở,vết thương rách, trầy (59,8%). Số ngày điều trị trung bình do TNTT là 5,89 ± 3,43 ngày. Kết luận: Phần lớn TNTT nhập viện khám và điều trị tại bệnh viện Lương Sơn là TNGT mức độ nhẹ với số ngày điều trị trung bình là 5,89 ± 3,43 ngày. Từ khóa: Tai nạn thương tích, bệnh viện, bệnh nhân tại bệnh viện, thời gian nằm viện ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn thương tích (TNTT) đã và đang là một trong những thách thức lớn của y tế trên toàn thế giới và là một trong những nguyên nhân gây thương tật, tử vong hàng đầu. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5 triệu người tử vong do TNTT, chiếm 9% của tổng số tử vong và 12% của gánh nặng bệnh tật toàn cầu [7]. Trong số các trường hợp TNTT, 90% tử vong do TNTT xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương [1], [6]. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 12,8% (tương ứng với hơn 35.000 trường hợp tử vong/năm) trong tổng số ca tử vong do TNTT gây ra, cao gấp đôi số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm (5.6%) [1]. Do đó, việc ngăn ngừa và nâng cao chất lượng khám điều trị TNTT đang là một vấn đề cấp bách trên toàn thế giới và Việt Nam. Huyện Lương Sơn là một huyện của tỉnh miền núi Hòa Bình, với địa hình là núi thấp và đồng bằng, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa thật sự phát triển, có nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống (chủ yếu là người Mường). Đời sống kinh tế, trình độ học vấn của người dân ở mức chưa cao; bên cạnh đó là công tác phòng chống, điều trị TNTT còn gặp một số khó khăn. TNTT đã và đang trở thành một vấn đề báo động tại địa phương. Câu hỏi đặt ra là thực trạng TNTT ở bệnh nhân đến khám điều trị tại bệnh viện đa khoa Lương Sơn hiện nay ra sao? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: “Mô tả thực trạng TNTT ở bệnh nhân đến khám điều trị tại bệnh viện huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2015”. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bệnh nhân bị TNTT được đưa đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 08 năm 2015. Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên toàn bộ bệnh nhân bị TNTT vào viện khám điều trị trong thời gian nghiên cứu theo các chỉ số nghiên cứu bao gồm: Đặc điểm 3 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 4 năm 2015 chung của đối tượng nghiên cứu; địa điểm, thời gian, nguyên nhân TNTT; đặc điểm tai nạn giao thông; loại thương tích trên cơ thể; đặc điểm sơ cấp cứu và đặc điểm điều trị TNTT. Thu thập, xử lý và phân tích số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp theo hồ sơ bệnh án; nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; xử lý theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Chỉ tiêu n % Nam 227 68,4 Giới tính Nữ 128 31,6 < 15 47 11,6 15 - 39 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tai nạn thương tích Cấp cứu tai nạn thương tích Điều trị tai nạn thương tích Phòng chống tai nạn thương tích Y học thực hànhGợi ý tài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 143 0 0 -
5 trang 113 0 0
-
4 trang 81 0 0
-
Khảo sát sự hài lòng của học viên đào tạo theo nhu cầu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021 – 2022
5 trang 64 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 38 0 0 -
Thực trạng kiến thức phòng chống tai nạn thương tích của người dân trên địa bàn Hà Nội năm 2018
7 trang 31 0 0 -
Dùng mướp đắng chữa đau dạ dày rất hiệu quả
5 trang 23 0 0 -
7 trang 23 0 0
-
5 trang 22 0 0
-
9 trang 21 0 0