Danh mục

Thực trạng tổ chức thi HSK tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 430.37 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu về thực trạng tổ chức kì thi HSK tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua nghiên cứu hồ sơ và khảo sát, kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật và đội ngũ hỗ trợ đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng kì thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tổ chức thi HSK tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 21, Số 8 (2024): 1374-1383 Vol. 21, No. 8 (2024): 1374-1383 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.8.4125(2024) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THI HSK TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Nguyễn Thị Minh Hồng, Trần Khai Xuân, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm* Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – Email: camntn@hcmue.edu.vn * Ngày nhận bài: 28-02-2024; ngày nhận bài sửa: 06-05-2024; ngày duyệt đăng: 21-5-2024TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về thực trạng tổ chức kì thi HSK tại Trường Đại học Sư phạm Thành phốHồ Chí Minh. Thông qua nghiên cứu hồ sơ và khảo sát, kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở vật chất,thiết bị kĩ thuật và đội ngũ hỗ trợ đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chấtlượng kì thi. Các thí sinh tham gia đã đánh giá cao sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ tổchức. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm tối ưu hóa quá trình tổ chức, góp phầnnâng cao chất lượng kì thi HSK nói riêng và các kì thi khác nói chung, tại trường. Từ khóa: thực trạng; HSK; Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh1. Giới thiệu Kì thi Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) là kì thi đánh giá trình độ tiếng Trung Quốctheo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đánh giá trình độ tiếng Trung của người nước ngoài (Bolton& Lam, 2006; Su & Shin, 2015). Kì thi này cũng được dùng để đánh giá trình độ tiếngTrung cho các đối tượng là Hoa kiều, người gốc Hoa và người dân tộc thiểu số của TrungQuốc (Teng, 2017). Năng lực sử dụng tiếng Trung Quốc của thí sinh được đánh giá thông quasáu cấp, từ cấp độ 1 (thấp nhất) đến cấp độ 6 (cao nhất) (Peng et al., 2021). Từ tháng 7 năm2021, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh về đánh giá năng lực từ sáu cấp lên chín cấp. Kì thi được tổ chức từ thập niên 80 thế kỉ XX tại Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa BắcKinh (nay là Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh) (Teng, 2017). Năm 1992, kì thi đã được côngnhận chính thức là kì thi cấp chứng chỉ quốc gia của Trung Quốc. Tính đến tháng 12 năm2023, 1374 trung tâm khảo thí HSK được thành lập và cấp phép hoạt động tại 163 quốc gia(khu vực) trên thế giới, với hơn 50 triệu người học tiếng Trung Quốc đã tham gia vào kì thinày. Ở Việt Nam, có 13 trường đại học có trung tâm tổ chức HSK (www.chinesetest.cn).Cite this article as: Nguyen Thi Minh Hong, Tran Khai Xuan, & Nguyen Thi Ngoc Cam (2024). The currentstatus of HSK test administration at Ho Chi Minh City University of Education. Ho Chi Minh City Universityof Education Journal of Science, 21(8), 1374-1383. 1374Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 21, Số 8 (2024): 1374-1383Về hình thức thi, HSK có thể thi bằng giấy và bút hoặc thi trên máy tính, tùy thuộc vào sựlựa chọn của điểm thi (Zhang & Fu, 2015). Trường ĐHSP TPHCM tổ chức HSK giai đoạn đầu vào những năm 1998-1999, vớiquy mô từ 60 đến 100 thí sinh mỗi năm, hình thức thi trên giấy (HCMUE, 2022). Đến năm2020, với sự đầu tư về cơ sở vật chất và các điều kiện chuyên môn khác, Trường ĐHSPTPHCM đã tổ chức thêm hình thức thi trên máy tính. Năm 2022, Trường đã tiếp nhận hơn 6500 lượt thí sinh tham gia kì thi HSK với hìnhthức thi trên máy tính trong 5 đợt thi từ tháng 1 một đến tháng 8 (HCMUE, 2022). Mộthiện tượng đáng ghi nhận là thí sinh đăng kí sớm và đủ số lượng ngay thời gian mở cổngđăng kí chính thức. Điều này phản ánh nhu cầu thi tương đối lớn của thí sinh. Bên cạnh đó,Trường không ngừng đầu tư và nâng cao chất lượng phục vụ kì thi. Để đánh giá cũng nhưđưa ra các giải pháp cho việc tổ chức kì thi đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng phục vụngười dự thi, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này dựa trên hai câu hỏi: (1) Tình trạng cơsở vật chất hiện nay của Trường ĐHSP TPHCM đã đáp ứng như thế nào cho kì thi HSK?,và (2) Anh/Chị đánh giá thế nào về sự phục vụ của đội ngũ hỗ trợ?2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những cải tiến của kì thi HSK Kì thi HSK từ lúc ra đời đến nay đã trải qua bốn giai đoạn hình thành và cải tiến. Cụ thể: Giai đoạn 1: Năm 1984, nhóm thiết kế kì thi trình độ tiếng Trung của Đại học Ngônngữ Bắc Kinh (trước đây là Trường Đại học Văn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh) bắt đầu thựchiện việc nghiên cứu về nội dung và hình thức của kì thi (Teng, 2017). HSK được tổ chứcthử nghiệm, thi trong giai đoạn 1984-1989 và cấp giấy chứng nhận bởi Trường Đại họcVăn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh. Giai đoạn 2: Năm 1990, kì thi HSK được Bộ Giáo dục Trung Quốc công nhận là kìthi đánh giá năng lực ngôn ngữ cấp quốc gia và được phổ biến trong phạm vi Trung Quốc,lúc này có thể gọi là HSK 1.0. Năm 1991, HSK bắt đầu được phổ biến ở nước ngoài. Năm1992, HSK chính thức trở thành kì thi năng lực ngôn ngữ cấp quốc gia của Trung Quốc.Giai đoạn, kì thi HSK được chia làm 11 bậc (Teng, 2017). Tuy nhiên, vào thời điểm đó,HSK được thiết kế bởi các chuyên gia giảng dạy tiếng Trung Quốc trong nước, ở một mứcđộ nào đó, HSK không hoàn toàn phù hợp với người học tiếng Trung Quốc ở nước ngoài,nhiều ý kiến cho rằng đề thi quá khó, dẫn đến khó khăn trong việc phổ biến HSK ở nướcngoài. Vì vậy, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu đánh giá trình độ của người học tiếng TrungQuốc ở nước ngoài, Cục Hán ngữ Quốc gia Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc điều tra đểhiểu rõ tình hình giảng dạy tiếng Trung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: