Danh mục

Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên đại học sư phạm

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.44 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ làm phong phú thêm nội dung hoạt động của giảng viên Đại học Sư phạm trong khi quỹ thời gian của họ không thay đổi. Để hoàn thành nhiệm vụ năm học cũng như nhiệm vụ phát triển cá nhân, giảng viên cần quan tâm phát triển nhiều năng lực khác nhau, trong đó có năng lực tự quản lí đào tạo của bản thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên đại học sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 184-194 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnTHỰC TRẠNG TỰ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Đào Thị Oanh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ làm phong phú thêm nội dung hoạt động của giảng viên Đại học Sư phạm trong khi quỹ thời gian của họ không thay đổi. Để hoàn thành nhiệm vụ năm học cũng như nhiệm vụ phát triển cá nhân, giảng viên cần quan tâm phát triển nhiều năng lực khác nhau, trong đó có năng lực tự quản lí đào tạo của bản thân. Kết quả nghiên cứu thực tiễn tại một số trường Đại học Sư phạm cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu ở giảng viên, là gợi ý để đề xuất biện pháp nâng cao năng lực này cho họ. Đây là một trong những nội dung nghiên cứu thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục cấp Bộ “Đổi mới đào tạo giáo viên trong trường Đại học Sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Từ khóa: Năng lực tự quản lí, Năng lực tự quản lí đào tạo của giảng viên đại học sư phạm.1. Mở đầu Những nghiên cứu ở nước ngoài đã khẳng định rằng, đào tạo lực lượng lao độngtrong tương lai phải bao gồm đào tạo về tự quản lí. Nghiên cứu tiến hành trong lĩnh vựcnghề nghiệp đã tìm thấy mối quan hệ giữa việc đào tạo tự quản lí với sự gia tăng hiệu suấtcông việc và sự giảm thiểu các hành vi tiêu cực, như hành vi vắng mặt chẳng hạn (Frayne& Geringer, 2000; Frayne & Latham, 1987) [1]. Trong lĩnh vực giáo dục cũng cho thấy,năng lực tự quản lí (NLTQL) có liên quan đến thành tích dạy và học. Tự quản lí tốt thườngdẫn đến sự cải thiện về năng suất và thành tích học tập; các chương trình về tự quản lí đượcthiết kế nhằm tăng thời lượng tự học của sinh viên (SV) cũng đã cho những kết quả tíchcực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơn 70% số người tham gia vào các chương trình đàotạo về tự quản lí thường đạt được mục tiêu mong muốn sau khi hoàn thành đầy đủ khóahọc [4]. Vì vậy, ở nước ngoài, vấn đề này đã được đưa vào chương trình đào tạo của nhiềutrường đại học hoặc với tư cách là một nội dung quan trọng để dạy SV, hoặc với tư cáchlà một nội dung bồi dưỡng kĩ năng cho cán bộ giảng dạy. Việc giáo viên được đào tạo về“tổ chức lao động sư phạm một cách khoa học” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trườngLiên hệ: Đào Thị Oanh, e-mail: phanh1001@yahoo.com.184 Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên Đại học Sư phạmsư phạm là một tiền đề tốt để giáo viên biết tự quản lí hoạt động nghề nghiệp một cáchhợp lí, làm tăng chất lượng và hiệu quả công việc [7]. Trường học thế kỉ 21 yêu cầu họcsinh “thực hiện những nhiệm vụ phức hợp, đầy thử thách, đòi hỏi suy nghĩ. . . và tự quản lítiến độ học tập của mình” [1]. Xa hơn, để thành công trong cuộc sống và nghề nghiệp saunày, học sinh phải biết tự quản lí công việc của mình bởi đó là năng lực cần thiết với tất cảmọi người trong xã hội hiện đại. Trường học phải đào tạo cho học sinh năng lực tự quảnlí, muốn vậy trước hết giáo viên phải có năng lực đó để có thể hướng dẫn giúp hình thànhở học sinh [2]. Những vấn đề này đặt ra cho giảng viên (GV) đại học sư phạm (ĐHSP)những yêu cầu mới, cấp thiết. Thực tiễn đào tạo hiện nay ở trường ĐHSP cho thấy, có một bộ phận GV (trong đóphần lớn là GV trẻ) thường bị quá tải với các công việc liên quan đến quá trình đào tạocủa mình khiến họ thường xuyên cảm thấy bị động trong công việc, thiếu thời gian và tâmsức để sáng tạo. Đó là những công việc được quy định trong các văn bản pháp quy củaNhà Nước, của Bộ/Ngành, những yêu cầu của Nhà trường, của tổ nhóm chuyên môn, củabản thân GV đặt ra trong mục tiêu phát triển cá nhân. Bên cạnh đó vẫn có những GV vớicùng khối lượng công việc như nhau, thậm chí còn kiêm nhiệm các công việc khác, songvẫn chủ động hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Bởi họ biết sắp xếp công việc, biếtlên kế hoạch thực hiện các công việc một cách khoa học, hợp lí dựa theo tính cấp thiếtcủa từng loại hoạt động; họ bình tĩnh và chủ động đón nhận những thay đổi đột xuất đểđiều chỉnh kế hoạch, cách thức thực hiện để hoàn thành công việc đúng hạn, hiệu quả màkhông bị mệt mỏi hay căng thẳng quá mức. Đó là những GV biết “tự quản lí quá trình đàotạo” của chính mình. Lao động của GV sư phạm là lao động nghề nghiệp đặc thù, có yêu cầu cao về trìnhđộ chuyên môn và tính chuyên nghiệp. Những vấn đề lí luận cơ bản trong năng lực GVtừ lâu đã được nghiên cứu xuất phát từ việc phân tích cấu trúc hoạt động nghề dạy họcở ĐHSP. Hiện nay, khi giáo dục Việt Nam đòi hỏi phải có những đổi mới căn bản, toàndiện, thì các trường ĐHSP trong cả nước cần phải đổi mới về nhiều mặt nhằm nâng caochất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát ...

Tài liệu được xem nhiều: