Danh mục

Thực trạng và biện pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 878.30 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất các biện pháp quản lí công tác GDĐĐ cho HS tại các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại nêu trên. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và biện pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định VJE Tạp chí Giáo dục, Số 478 (Kì 2 - 5/2020), tr 55-59 ISSN: 2354-0753 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 1 Phùng Đình Mẫn1 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định 2 Văn Tám2,+ + Tác giả liên hệ ● Email: vantampgdts@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 01/4/2020 Recently, although the management of ethical education for students at Accepted: 16/4/2020 secondary schools in Tay Son district, Binh Dinh province has achieved Published: 20/5/2020 certain results, there are still many difficulties and limitations. The paper presents the results of researching the situation, thereby proposing measures Keywords to manage ethical education for secondary school students in Tay Son morality, management, ethical district, Binh Dinh province to meet the requirements of renewing general education, secondary schools. education today. The proposed measures can be applied to manage ethical education in similar secondary schools.1. Mở đầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,năng lực của người học”, “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khảnăng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” (Đảng Cộngsản Việt Nam, 2016) - đó là yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục giai đoạn hiện nay, đã được Đảng ta khẳng định. Thờigian qua, tình hình giáo dục cấp trung học cơ sở (THCS) huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã và đang có những khởisắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ những tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhận thức của mọi người, đặc biệt làtrong thế hệ trẻ, học sinh (HS) có những thay đổi lệch lạc, trong khi phụ huynh học sinh (PHHS) chưa thực sự quantâm đến con em mình, còn phó thác cho nhà trường, nhất là PHHS vùng nông thôn. Công tác giáo dục đạo đức(GDĐĐ) của các trường THCS vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khi hành vi lệch chuẩn đạo đức trong HS ngày càngphức tạp... Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến thực trạng này là công tác quản lí còn hạn chế, chưahợp lí, thiếu sáng tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất các biện pháp quản lí công tác GDĐĐ cho HS tại cáctrường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại nêu trên. Đây là việc làm có ýnghĩa quan trọng, cấp thiết trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Khái quát thực trạng giáo dục đạo đức và quản lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trườngtrung học cơ sở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, vào tháng 01/2019, chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thập thôngtin, số liệu từ 30 cán bộ quản lí (CBQL) của 15 trường THCS; 105 giáo viên (GV), trong đó có cả các đối tượng làGV bộ môn, GV chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng chuyên môn; 52 PHHS và 500 HS của 05 trường THCStrên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còntồn tại một số hạn chế, bất cập. Cụ thể như sau: - Về công tác giáo dục đạo đức: + Chưa có sự thống nhất cao về quan điểm trong việc xử lí của một số cán bộ, GV, nhân viên đối với HS vi phạmvề đạo đức: Vẫn còn một bộ phận GV, nhân viên còn tỏ ra “buông xuôi”, sợ liên quan trách nhiệm, ngại va chạm, cóphần nương nhẹ trước những biểu hiện sai trái của HS nên chưa xử lí đúng mức. Tâm lí chung cho rằng trách nhiệmtrong GDĐĐ cho HS là của GV chủ nhiệm lớp, của lãnh đạo nhà trường vẫn còn tồn tại. Tuy có nhận thức đúng đắnvề tầm quan trọng của công tác này, song thực tiễn công việc của cán bộ, GV, nhân viên các nhà trường vẫn còn hiệntượng thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ. Sự bất hợp lí này đang là “lực cản” đối với công tác GDĐĐ cho HS. Mặt khác,các nhà trường chưa chủ động thực hiện công tác tư vấn tâm lí, định hướng, giáo dục cho HS một cách đúng nghĩa;mỗi cán bộ, GV, nhân viên chưa thật sự là một “cán bộ tư vấn” tích cực. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân,trong đó, quan trọng nhất là từ nhận thức chưa đầy đủ v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: